ClockThứ Tư, 06/12/2023 12:48

Đòn bẩy cho những mô hình khởi nghiệp

TTH - Đằng sau những mô hình phụ nữ khởi nghiệp thành công, là những nguồn vốn ưu đãi ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) qua kênh hội phụ nữ, quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển... Chính sự “trợ lực” kịp thời đã góp phần giúp nhiều hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững

9X vùng cao khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơVượt khó mới có thành côngThích ứng chuyển đổi số để khởi nghiệpRa mắt Liên minh Huế xanhKhẳng định vai trò và vị thế của phụ nữ

Sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, nhiều hội viên đã phát triển kinh tế hiệu quả 

Sử dụng vốn đúng mục đích

Để mở rộng trồng trọt, sản xuất bà Nguyễn Thị Thí (Bình Tiến, TX. Hương Trà) đã vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi ủy thác của Ngân hàng CSXH qua kênh của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã. Sau khi có vốn, cùng với sự cần mẫn, chịu khó của người phụ nữ, mảnh vườn cỏ tạp đã phải nhường chỗ cho vườn cây ăn trái xanh tốt. Nay, vườn cây của bà Thí đã cho thu nhập những lứa đầu tiên.

Chị Nguyễn Thị Thu Thanh (sinh năm1965), Chi hội Phụ nữ 1, phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy vươn lên thoát nghèo nhờ nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH TX. Hương Thủy.

 Năm 2012, chị Thanh là hộ nghèo của phường khi không có công việc ổn định, con cái lại đang trong tuổi ăn học. Biết được hoàn cảnh của chị, Hội LHPN phường Thủy Phương vận động và kết nối cho chị vay chương trình hộ nghèo của Ngân hàng CSXH để chị có vốn mua đót, tập làm chổi. Với sự cố gắng học nghề, cùng với sự giúp sức của hội, những sản phẩm chổi đầu tiên của chị được được các hội viên ủng hộ và thị trường đón nhận. Nguồn vốn được quay vòng, quy mô sản xuất ngày càng lớn lên. Sử dụng nguồn vốn hiệu quả, thu nhập từ nghề chổi đót của chị Thanh cũng ngày càng ổn định. Năm 2019, chị Thanh đã thoát nghèo, cuộc sống khá giả hơn, chị đã xây cho mình được một ngôi nhà khang trang, nuôi hai con học hành tử tế.

Chị Huyền Tôn Nữ Anh Thảo là hội viên phụ nữ ở tổ dân phố Vân Dương, phường Thủy Vân, TP. Huế cũng là một tấm gương về phát triển kinh tế gia đình.

Chấp nhận bỏ việc tại công ty may với thu nhập ổn định, năm 2018, được Hội LHPN phường Thủy Vân kết nối vay chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH, chị Thảo mạnh dạn vay vốn để khởi nghiệp, thành lập xưởng may riêng. Từ một cơ sở may nhỏ tại gia đình, đến nay, chị Thảo mở rộng thêm cơ sở thứ 2, giải quyết việc làm cho hơn 30 nữ công nhân lao động địa phương với thu nhập bình quân mỗi người từ 4 - 8 triệu đồng/tháng.

Quản lý tốt nguồn vốn vay

Hiện, trên toàn tỉnh có 1.246 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của phụ nữ với 51.990 thành viên vay vốn. Hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH đã thực sự là cầu nối nguồn vốn tín dụng CSXH đến với phụ nữ nghèo, kiểm soát đồng vốn, hỗ trợ đồng hành để đồng vốn được sử dụng đúng mục đích.

Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn cho vay, hội LHPN các cấp rất quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chi, tổ nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn nhận ủy thác. Đồng thời, phối hợp với ngân hàng CSXH các cấp tổ chức tập huấn cho các cơ sở hội, tổ trưởng tổ TK&VV về công tác quản lý các nguồn vốn vay tín dụng, để nâng cao năng lực cho cán bộ hội các cấp và tổ trưởng tổ TK&VV. Nhờ thế, tỷ lệ nợ quá hạn thấp (0,04%), chất lượng của các tổ TK&VV ngày càng nâng cao.

Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh đã đề xuất UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển (gọi tắt là Quỹ) với số vốn hơn 4 tỷ đồng.

Quỹ hỗ trợ, khuyến khích phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kinh doanh, giảm tình trạng thất nghiệp do thiếu vốn và tạo tinh thần hợp tác tương trợ lẫn nhau, xây dựng ý thức tiết kiệm, sinh hoạt cộng đồng thông qua hình thức sinh hoạt nhóm. Quỹ được tiếp nhận tài trợ, viện trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước. Nhờ đó, nguồn vốn của Quỹ đến nay tăng lên gần 7 tỷ đồng, đã giải ngân cho vay 487 lượt phụ nữ vay vốn từ 10 đến 50 triệu đồng...

Bà Trần Thị Kim Loan, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Để hội viên  dễ dàng tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố Huế đẩy mạnh các hoạt động triển khai tuyên truyền các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ thông qua các cuộc họp giao ban; sinh hoạt chi, tổ hội phụ nữ; trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các trang Zalo, Facebook của hội. Đồng thời, kịp thời tuyên dương, giới thiệu những mô gương, mô hình làm kinh tế hiệu quả để hội viên noi theo và mạnh dạn khởi nghiệp. Sự nỗ lực, đồng hành và trách nhiệm của hội LHPN các cấp đã kịp thời “trợ lực”, tiếp sức cho hội viên, phụ nữ trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Bài, ảnh: Hân Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên hành trình khởi nghiệp

Toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh. Trên hành trình khởi nghiệp, những hội viên, phụ nữ luôn được các cấp hội đồng hành, hỗ trợ...

Trên hành trình khởi nghiệp
Khởi nghiệp xuất sắc

Giữa vùng đất Lăng Cô (Phú Lộc) tiềm năng, “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc” toàn quốc Nguyễn Anh Khôi đang viết tiếp câu chuyện tuổi trẻ bằng ngọn lửa của sự sáng tạo và cống hiến.

Khởi nghiệp xuất sắc
Sen Huế & trà sữa

Từ khát khao phát triển một sản phẩm gắn liền với đặc sản Huế, cô gái trẻ tốt nghiệp Trường đại học Luật, Đại học Huế Nguyễn Thị Tường Vy, đã nghiên cứu và tìm tòi đưa hương vị sen Huế vào trà sữa - món đồ uống yêu thích của giới trẻ.

Sen Huế  trà sữa
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7

TIN MỚI

Return to top