ClockThứ Hai, 19/11/2018 06:45

Cố vấn khởi nghiệp: Giá trị hơn tiền

TTH - Ông Jeff Hoffman - một tỷ phú của Mỹ, người từng có các buổi nói chuyện về khởi nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, chia sẻ: “Thứ quý nhất mà nhà khởi nghiệp có được không phải là tiền, mà là được cố vấn”.

Gỡ vốn cho khởi nghiệpKhởi nghiệp để giúp dân nhiều hơn

Chuyên gia Phạm Duy Hiếu tập huấn kỹ năng cố vấn cho đại diện các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế

Trong cộng đồng khởi nghiệp, chữ “mentor” được dùng để chỉ người cố vấn. Theo ông Phạm Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, “mentor” là thuật ngữ ra đời trong trường ca Odyssey của thần thoại Hy Lạp. Khi Odyssey nhận lệnh đánh vào thành Troy, biết trước cuộc đi không trở lại, chàng đã gửi cậu con trai nhỏ Telemachus cho một vị tướng già và nhờ ông trông coi, dạy dỗ. Chiến tranh kết thúc và lại thêm nhiều năm lưu lạc nhưng khi Odyssey trở về, Telemachus đã trở thành một vị tướng trẻ vô cùng tài ba. Vị tướng già được Odyssey tin cẩn ấy có tên là Mentor. Chữ “mentor” ấy được đưa vào trong khởi nghiệp với hàm ý chỉ người đi trước có kinh nghiệm, người đã có rất nhiều bài học từ những thất bại và thành công của chính mình, quay lại đồng hành, dìu dắt người trẻ khởi nghiệp trưởng thành thông qua các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, bảo vệ, nâng đỡ...

Trên nhiều diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp ở Thừa Thiên Huế, Tổng Giám đốc Hoàng Ngọc Gia của Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh không còn là gương mặt xa lạ. Ở đâu có Hoàng Ngọc Gia, ở đó có những câu chuyện gần gũi và đầy nhiệt tình chia sẻ về khởi nghiệp. Lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng, phần lớn con đường 11 năm xây dựng và khẳng định thương hiệu Tôn Bảo Khánh của ông chủ Hoàng Ngọc Gia là tự thân tìm tòi, học hỏi cách quản trị doanh nghiệp. Chính con đường “tự thân” đầy gian nan, nên khi đã có ít nhiều thành công hôm nay, Hoàng Ngọc Gia thấu hiểu những khó khăn mà các nhà khởi nghiệp và các doanh nghiệp siêu nhỏ gặp phải.

“Khi tôi lập nghiệp, vì không một doanh nhân nào cởi lòng chia sẻ nên tôi phải mất 3 - 4 năm để mày mò cách quản trị doanh nghiệp. Khi đầu tư bất động sản, tôi cũng không nhận được sự chia sẻ. Và khi tôi làm du lịch khách sạn thì càng không nhận được sự chia sẻ từ những doanh nhân đã làm du lịch. Trải qua những khó khăn và cản trở ấy, tôi hiểu các bạn khởi nghiệp và các doanh nghiệp siêu nhỏ rất cần kiến thức kinh doanh của những người đi trước nên tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm mình có. Tôi nghĩ, đó là cách để tôi có thể đóng góp một phần sức mình cùng các doanh nhân khác để Huế ngày càng đẹp hơn”, Hoàng Ngọc Gia chia sẻ.

Những năm gần đây, Hiệp hội Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế đã tham gia rất tích cực trong các hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở địa phương. Tuy nhiên, do Thừa Thiên Huế chưa có nhiều doanh nghiệp lớn mạnh mọi mặt về kinh nghiệm kinh doanh, năng lực tài chính... nên sự đồng hành trong vai trò cố vấn, hướng dẫn doanh nghiệp non trẻ vẫn còn hạn chế. Vì vậy, để hỗ trợ các tác giả có ý tưởng/dự án khởi nghiệp phát triển ý tưởng/dự án ngày càng hoàn thiện, Thừa Thiên Huế đã mời thêm các chuyên gia ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác, thời gian qua Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ Thừa Thiên Huế phát triển kỹ năng cố vấn trong đội ngũ doanh nhân, đoàn thanh niên, các CLB khởi nghiệp và vườn ươm khởi nghiệp.

Theo diễn giả Phạm Duy Hiếu, khởi nghiệp bắt đầu từ sự chọn lựa thái độ sống và hành trình ấy trải qua 6 bước, gồm: Truyền cảm hứng – Học tập – Lập nhóm – Thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp… Trong quá trình này, ở bước thứ 4 – “thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp” là giai đoạn tiếp tục trải qua nhiều lần kiểm tra, điều chỉnh, nâng cấp để đáp ứng thị trường nên rất cần sự tham gia của người cố vấn. “Vai trò của người cố vấn giai đoạn này vô cùng quan trọng. Người ta thống kê, người khởi nghiệp nào có “mentor” thì sẽ có doanh thu tăng gấp 3 lần và khả năng gọi vốn tăng gấp 7 lần”, ông Phạm Duy Hiếu nhấn mạnh.

Chuyên gia cố vấn khởi nghiệp Nguyễn Đặng Tuấn Minh nói: “Chúng ta tự hỏi tại sao “mentor” lại quan trọng trong khởi nghiệp? Câu chuyện bắt đầu từ một sự thật dễ thấy nhưng khó vượt qua: Khởi nghiệp là một quá trình cô đơn và dễ mất phương hướng… Khởi nghiệp cần “mentor” vì bạn thực sự cần một ai đó cùng bạn định hướng, giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, một người bạn không bao giờ phán xét khi bạn làm sai, một người chỉ nêu câu hỏi để bạn tự định hướng lại cuộc đời và sự nghiệp”.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết sẻ chia

Với các em học sinh, Tết không chỉ là dịp vui chơi, sum vầy, đây còn là dịp để sẻ chia, hướng về những hoàn cảnh khó khăn. Nhiều hoạt động thiện nguyện do nhà trường tổ chức đã thắp lên trong các em ngọn lửa yêu thương, lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp.

Tết sẻ chia
Bắt giữ người phụ nữ trộm 60 triệu đồng tại ki ốt bán hàng ở chợ

Ngày 22/1, Công an quận Thuận Hóa thông tin, thực hiện đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an phường Phú Hội đã kịp thời điều tra, bắt giữ đối tượng có hành vi trộm cắp tài sản.

Bắt giữ người phụ nữ trộm 60 triệu đồng tại ki ốt bán hàng ở chợ
Đồng hành cùng người trẻ khởi nghiệp

Tìm kiếm, phát triển và hỗ trợ các ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp, kết nối thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp tốt với nhà đầu tư... là những hoạt động được các đơn vị chức năng, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp đi trước thực hiện.

Đồng hành cùng người trẻ khởi nghiệp

TIN MỚI

Return to top