ClockThứ Năm, 21/03/2024 20:50

Tìm giải pháp để thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ

HNN.VN - Ngày 21/3, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế tổ chức bootcamp (khóa huấn luyện) với chủ đề “Mô hình thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ” trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoàiQuản lý thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệThu hút đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin Bộ chỉ số PII: Chỉ rõ điểm mạnh - yếu về đổi mới sáng tạo của từng địa phươngĐầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệTriển khai, phát động Giải thưởng Sáng tạo nữ Cố đô Huế lần thứ I - năm 2024

 Chuyên gia chia sẻ về các giải pháp để thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ

Tham gia huấn luyện là các chuyên gia hàng đầu trong nước về nghiên cứu khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp đã thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ thanh công… Đối tượng tham gia khóa huấn luyện là các nhà nghiên cứu và cộng sự có sản phẩm khoa học công nghệ tiềm năng, sáng lập viên các dự án khởi nghiệp.

Tại khóa huấn luận, các chuyên gia đánh giá, Thừa Thiên Huế nói chung và Đại học Huế nói riêng có đội ngũ các nhà khoa học rất lớn, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt các giải thưởng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ các đề tài được thương mại hóa lại còn ít, các đề tài chưa phát huy hết vai trò. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia, địa phương, hay các đại học khác trong nước, việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ mang lại nguồn kinh tế rất lớn.

Khóa huấn luyện hướng đến mục tiêu cung cấp cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các cá nhân quan tâm kiến thức, kỹ năng cần thiết về các mô hình thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ hiệu quả. Qua đó, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tăng số lượng sản phẩm khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) là đòn bẩy thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp và làng nghề. Tại các địa phương trên địa bàn quận Thuận Hóa, việc phát triển thương hiệu cho các sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở sản xuất, mà còn là hành trình định vị giá trị văn hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho người dân.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP
Phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp địa phương

Hội Nông dân (HND) thành phố Huế đang tích cực vận động nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), tiêu thụ nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn, chủ động đổi mới phương thức sản xuất từ truyền thống sang sản xuất nông sản hữu cơ…

Phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp địa phương
Tạo câu chuyện cho sản phẩm làng nghề

Không chỉ tạo dựng không gian quảng bá và hỗ trợ những làng nghề ngay tại chỗ cũng như đưa đặc sản Huế đi xa, các bạn trẻ kiến tạo thương hiệu Đặc sản Kinh Đô - Sốngcentre Huế còn lồng vào đó câu chuyện cho mỗi sản phẩm và áp dụng công nghệ vào sản xuất, với mong muốn thực hiện thành công mệnh sứ kế nghiệp và thay đổi làng nghề, để những thương hiệu làng nghề xứ Huế cất cánh và mở rộng được thị trường.

Tạo câu chuyện cho sản phẩm làng nghề
THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
Còn nhiều rào cản

Nhiều kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học, sáng tạo vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thương mại hóa. Để gỡ rào cản này, ngoài những cơ chế, chính sách đổi mới, cần liên kết theo hình thức đặt hàng giữa nhà nghiên cứu, nhà sáng chế với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng.

Còn nhiều rào cản

TIN MỚI

Return to top