ClockThứ Tư, 02/05/2012 05:02

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thừa Thiên Huế chưa hợp tác

TTH - Tình trạng ruộng lúa bị ô nhiễm do nguồn nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thừa Thiên Huế (CBTBSTTH) đã gây bức xúc đối với người dân và chính quyền địa phương xã Phong An (Phong Điền). Điều đáng nói là, lãnh đạo Nhà máy CBTBSTTH vẫn chưa hợp tác với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để tìm hướng xử lý thỏa đáng.

Năng suất lúa bị giảm nặng vì ô nhiễm

Mương dẫn nước thải của Nhà máy CBTBSTTH nằm cạnh những ruộng lúa của đội 1, đội 2 thuộc HTX Đông Lâm. Đứng khá xa đồng ruộng nhưng chúng tôi vẫn nghe mùi hôi nồng nặc bốc lên từ mương dẫn nước thải của nhà máy... Bốn sào lúa của ông Lê Diễn sắp đến kỳ thu hoạch nhưng dự kiến năng suất bị giảm chỉ còn một nửa. Nằm cạnh ruộng lúa của ông Diễn là khoảng mười sào lúa của ông Lê Mong, ông Nguyễn Đắc Thí... cũng rơi vào cảnh tương tự khiến những hộ này tỏ ra bức xúc và lo lắng. Nhiều nông dân cho rằng, nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước thải của Nhà máy CBTBSTTH. Ông Lê Diễn nghẹn ngào: “Ngay từ đầu vụ, lúa đã bị vàng lá và kém phát triển. Gia đình tôi đã cố gắng tìm mọi cách cứu vớt nhưng năng suất lúa có khả năng giảm chỉ còn một nửa!”. 

Mương thoát nước của Nhà máy CBTBSTTH nằm sát đồng ruộng gây ô nhiễm

Cũng như nhiều nông dân ở đây, đời sống gia đình ông Diễn, ông Thí, ông Mong... chủ yếu nhờ trồng lúa. Nghề trồng lúa giúp các hộ này trang trải mọi chi phí sinh hoạt, có điều kiện nuôi con ăn học. Những năm gần đây, cây lúa thiệt hại lớn do đồng ruộng ô nhiễm khiến những hộ này khó khăn chồng chất. Ông Diễn lo lắng: “Làm 4 sào ruộng, gia đình tôi đã chi phí trên 4 triệu đồng cho việc làm đất, mua giống, bón phân và công chăm sóc. Nếu không bị thiệt hại thì 4 sào ruộng cũng cho thu nhập trên 8 triệu đồng, lãi khoảng một nửa. Nhưng với tình trạng như hiện nay thì vụ lúa này có khả năng bị thua lỗ”.

Ông Diễn cho biết, trước khi vào vụ lúa, gia đình ông thường vay mượn bà con để lo cho con ăn học, chi phí sinh hoạt, sản xuất và sẽ trả nợ sau thu hoạch, nhưng nay lúa bị thiệt hại nên gia đình đang gặp nhiều khó khăn. Không riêng hộ ông Diễn, nhiều hộ dân ở HTX Đông Lâm đều có vay mượn để đầu tư sản xuất, làm nhà và nuôi con ăn học. Nhưng do lúa bị thiệt hại do ô nhiễm khiến bà con lo lắng. Cũng như nhiều nông dân trồng lúa ở HTX Đông Lâm, nguyện vọng của gia đình ông Diễn, ông Thí, ông Mong... là mong chính quyền, cơ quan ban ngành tiếp tục đốc thúc, yêu cầu Nhà máy CBTBSTTH kịp thời có biện pháp xử lý, đền bù thiệt hại cho bà con nhằm ổn định cuộc sống.

Nhà máy CBTBSTTH chưa hợp tác

Để thực hiện bài viết này, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc với Nhà máy CBTBSTTH để làm việc nhằm tìm hiểu thông tin và hướng xử lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không hiểu sao lãnh đạo nhà máy cũng không nghe máy!?

Ông Hồ Đôn, Chủ tịch UBND xã Phong An cho biết, tình trạng lúa chết do ô nhiễm đã diễn ra từ nhiều năm nay. Những năm trước đây, Nhà máy CBTBSTTH có hỗ trợ cho người dân be bờ, thuốc bảo vệ thực vật, vôi để xử lý đồng ruộng nhưng do ô nhiễm nặng nên lúa vẫn chết gây thiệt hại nặng. Do lúa thường bị chết vì ô nhiễm nên trong vụ đông xuân 2011-2012 có hơn 1 mẫu ruộng của người dân bị bỏ hoang... Trước tình trạng lúa bị chết do ô nhiễm, UBND xã đã nhiều lần yêu cầu, kiến nghị hỗ trợ thiệt hại cho dân nhưng vẫn không được giải quyết. Riêng vụ lúa đông xuân 2011-2012, bà con vừa mới gieo cấy đúng vào thời điểm Nhà máy CBTBSTTH xả nước thải ra đường mương gây ô nhiễm ruộng lúa. Có khoảng 65-70% diện tích trong tổng số hơn 6 ha lúa của đội 1, đội 2 thuộc thôn Đông Lâm không nảy mầm. Để đảm bảo kịp khung lịch thời vụ, xã vận động bà con đưa nước vào ruộng, mua mạ giống để gieo cấy bổ sung số diện tích bị hư hại, đồng thời tổ chức be bờ và hướng dẫn người dân phun thuốc. Tuy nhiên, lúa vẫn bị úa vàng và chậm phát triển.

Ông Lê Hoàng Linh, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Điền khẳng định, việc ruộng lúa của người dân đội 1 và đội 2 thuộc thôn Đông Lâm bị thiệt hại trong nhiều năm qua và vụ đông xuân 2011-2012 là do ô nhiễm từ nguồn nước thải của Nhà máy CBTBSTTH. Ông Hồ Đôn, Chủ tịch UBND xã Phong An cho biết, lâu nay UBND xã nhiều lần đề nghị Nhà máy CBTBSTTH đầu tư xây dựng kiên cố hệ thống kênh thoát nước thải đảm bảo tránh ô nhiễm đồng ruộng của người dân, nhưng đến nay nhà máy vẫn chưa xây dựng. Trước tình trạng trên, UBND xã cũng đã nhiều lần làm việc với Nhà máy CBTBSTTH để có biện pháp khắc phục, đền bù thiệt hại cho dân nhưng nhà máy bất hợp tác.

Theo chỉ đạo của UBND huyện Phong Điền, ngày 26/3 vừa qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, UBND xã Phong An, HTX Đông Lâm và Nhà máy CBTBSPA đã phối hợp tổ chức cuộc họp bàn biện pháp, phương án đền bù thiệt hại cho dân. Theo đó, các bên liên quan đã thống nhất từ ngày 27/3 đến 15/4/2012, Nhà máy CBTBSTTH cùng với UBND xã Phong An và các ban ngành chức năng tổ chức, hoàn thành việc kiểm kê, đánh giá mức độ thiệt hại của từng ruộng lúa để có cơ sở đền bù cho dân, nhưng đến nay công việc vẫn chưa được tiến hành. Ông Hồ Đôn cho biết, việc chậm trễ trên là do Nhà máy CBTBSTTH không hợp tác với chính quyền địa phương. Nhiều lần lãnh đạo địa phương điện thoại trao đổi để bàn công việc nhưng lãnh đạo nhà máy vẫn tỏ ra thờ ơ, xem thường không nghe máy. Đề nghị Nhà máy CBTBSTTH cần kịp thời hợp tác với địa phương tiến hành thống kê thiệt hại để đền bù cho dân.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn

Điểm nhấn công nghệ Việt Nam năm 2024 là sự kiện Tập đoàn NVIDIA (nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có giá trị vốn hoá 3.550 tỷ USD đã mua lại VinBrain của Tập đoàn Vingroup, tạo dấu mốc doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vươn ra biển lớn.

Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn
Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác

Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế trên điện thoại di động ngày càng được nhiều người dân sử dụng. Đây được xem là bước tiến thúc đẩy thói quen phân loại rác tại các hộ gia đình cũng như tăng cường thu gom rác tái chế, góp phần xây dựng Huế ngày càng sạch đẹp, xứng tầm là Thành phố Xanh quốc gia.

Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác
Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công

Ngày 31/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm) tổ chức nghiệm thu 2 đề án khuyến công từ nguồn vốn sự nghiệp cho hoạt động khuyến công tỉnh năm 2024 tại địa bàn huyện Quảng Điền.

Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công

TIN MỚI

Return to top