ClockThứ Sáu, 05/03/2021 06:17

Không có rào cản trong thu hút đầu tư xử lý chất thải rắn

TTH - Cần sớm xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy xử lý rác thải quy mô, hiện đại để vừa giải quyết thực trạng ô nhiễm tại các BCL không hợp vệ sinh và nhu cầu lượng rác gia tăng.

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Hướng đến quy mô chuyên nghiệpGần 10 tỷ đồng xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt

Nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt đang có nguy cơ quá tải, cần sớm có nhà máy xử lý quy mô, đạt chuẩn

Những năm qua, tỉnh tập trung mọi nguồn lực để phát triển đồng bộ các hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (CTR) nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh; trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Điều này tác động tích cực đến công tác quản lý môi trường nhất là công tác quản lý về CTRSH. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và còn tồn tại một số bất cập, tác động xấu đến môi trường do CTR như nước rỉ rác, mùi hôi, cảnh quan, bãi chôn lấp ô nhiễm môi trường...

Trọng tâm nhất và bức bách nhất hiện nay và sắp tới tập trung ở công đoạn xử lý, tức là tại các bãi chôn lấp (BCL) rác. Toàn tỉnh có 8 BCL CTR hợp vệ sinh. Song, công tác quản lý và vận hành một số BCL cấp huyện chưa đảm bảo theo quy định, cũng như không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật do các địa phương được bàn giao quản lý không có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình vận hành, dẫn đến phát sinh một số tác động xấu đến môi trường. Một số BCL hợp vệ sinh trở thành BCL ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc trở thành điểm ô nhiễm.

Vấn đề cấp bách hiện nay là cần sớm xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy xử lý rác thải quy mô, hiện đại để vừa giải quyết thực trạng ô nhiễm tại các BCL không hợp vệ sinh và nhu cầu lượng rác gia tăng.

Thực tế, việc kêu gọi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải trên địa bàn vẫn hấp dẫn và thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước, kể cả những DN đã đầu tư hoạt động ở nhiều quốc gia khác đăng ký. Đơn cử khi tỉnh kêu gọi đầu tư dự án nhà máy xử lý rác khu vực phía Nam tỉnh ở Phú Sơn (TX. Hương Thủy) đã có 11 DN nộp hồ sơ dự thầu.

Tỉnh cũng rất thiện chí khi ban hành các chủ trương, chính sách liên quan. Chẳng hạn để kêu gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến rác thải sinh hoạt, UBND tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí Kinh tế-Kỹ thuật-Công nghệ và cơ chế chính sách để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Nhằm tạo điều kiện tối đa trong việc giúp các nhà đầu tư, UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác bao gồm các thành viên có năng lực, trách nhiệm và nhiệt tình ở các sở ban ngành cấp tỉnh, như: xây dựng, tài nguyên môi trường, kế hoạch đầu tư, tài chính, Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh và Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế để xây dựng tiêu chí về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, làm cơ sở mời thầu và hỗ trợ nhà đầu tư vào xử lý rác thải.

Ngoài ra, đây là lĩnh vực được nhà nước khuyến khích xã hội hoá, nên được ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập DN, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, ưu đãi vốn vay và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn được hỗ trợ các công trình giao thông, điện, nước ngoài hàng rào; hỗ trợ kinh phí bồi thường tái định cư, rà phá bom mìn...

Được tạo điều kiện về cơ chế chính sách, có bộ tiêu chí kinh tế- kỹ thuật-công nghệ để áp dụng, song đến nay, dự án xây dựng nhà máy xử lý CTR Phú Sơn và khu xử lý CTR ở Hương Bình (TX. Hương Trà) vẫn chưa động tĩnh. Trong khi đây là dự án rất được kỳ vọng và giải quyết bài toán bức bách về lượng CTR gia tăng cũng như khi nhiều BCL rác đã quá tải và ô nhiễm môi trường.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

TIN MỚI

Return to top