ClockThứ Sáu, 22/11/2019 18:54

Giám sát nhà máy xử lý rác thải mới bằng nhiều hình thức

TTH.VN - Tại buổi cung cấp thông tin báo chí do Văn phòng UBND tỉnh tổ chức chiều 22/11, vấn đề bãi rác Thủy Phương sẽ đóng cửa, nguồn rác thải của thành phố Huế và các vùng lân cận sẽ chôn lấp ở đâu, phương án xử lý rác của tỉnh trong thời gian bãi xử lý rác Thủy Phương đóng cửa như thế nào đã được nêu và trả lời cụ thể.

Học sinh A Lưới giành giải Nhất cuộc thi “Tái chế nhựa phế liệu”Nhờ có bàn tay phụ nữQuản lý rác thải xây dựng: Khó nhiều bề - bài 2: Tận thu để bảo vệ môi trườngQuản lý rác thải xây dựng: Khó nhiều bề - Kỳ 1: Nhức nhối nạn đổ trộm

Năm 2020 sẽ đóng cửa nhà máy xử lý rác thải Thủy Dương theo quy hoạch

Năm 2020, đóng cửa nhà máy rác Thủy Phương

Dư luận và các cơ quan báo chí quan tâm việc năm 2020, bãi rác Thủy Phương sẽ đóng cửa, nguồn rác thải của TP. Huế và các vùng lân cận sẽ chôn lấp ở đâu? Phương án xử lý rác của tỉnh trong thời gian bãi xử lý rác Thủy Phương đóng cửa như thế nào?

Theo Sở Tài nguyên và môi trường, bãi chôn lấp chất thải rắn Thủy Phương có tổng diện tích 14ha gồm 2 bãi chôn lấp với tổng diện tích chôn lấp là 4,8ha; khu xử lý nước rỉ rác với diện tích 1,5ha; lò đốt chất thải nguy hại với công suất 350 kg/giờ; văn phòng và khu phụ trợ...

Bãi chôn lấp số 1 với diện tích 2,2 ha vận hành từ năm 1999 đến năm 2008 đã lấp đầy và được đóng bãi chôn lấp theo quy định. Bãi chôn lấp số 2 với diện tích 2,6ha vận hành từ năm 2008 đến hết năm 2020 dự kiến sẽ đóng cửa theo quy hoạch chất thải rắn của tỉnh.

Hiện nay, UBND tỉnh đã cho phép Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB (Thừa Thiên Huế) triển khai xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Phú Sơn, công suất xử lý 600 tấn/ngày. Công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện đảm bảo tuân thủ theo QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Dự kiến trong năm 2021 sẽ đưa vào vận hành xử lý.

Sẽ xây dựng Nhà máy xử lý 600 tấn rác thải mỗi ngày đêm

Mô hình nhà máy rác Phú Sơn sẽ giải được bài toán xử lý rác thải hiện nay

Theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu xử lý chất thải rắn tập trung Phú Sơn, TX. Hương Thủy. Trong đó, quy mô đất đai khoảng 65ha; quy mô thu gom bao gồm địa bàn TP. Huế (các phường phía Nam sông Hương), TX Hương thủy, huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc; quy mô chôn lấp sức chứa 450.000m3; các phân khu chức năng bao gồm: Khu điều hành, Khu phân loại – Tái chế, Khu xử lý theo Công nghệ sinh học, Khu đốt rác, Khu chôn lấp, Khu xử lý rác thải y tế, Khu cây xanh, mặt nước...

Thời gian hoạt động của dự án 25 năm (bao gồm cả thời gian chuẩn bị đầu tư và thời gian thi công xây dựng nhà máy). Thời gian kết thúc dự án tối đa đến năm 2044. Tổng mức đầu tư dự án tương ứng với công suất xử lý 600 tấn rác/ngày đêm là 1.694 tỷ đồng.

Nhà đầu tư trúng thầu là Công ty China Everbright International Limited. Hiện nay, Nhà đầu tư đã và đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để hoàn thành việc đàm phán, ký kết Hợp đồng thực hiện đầu tư dự án, Hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đang triển khai các thủ tục về đầu tư, bao gồm: Lập Quy hoạch chi tiết 1/500 thuộc phạm vi dự án, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, lập bổ sung quy hoạch Điện lực Quốc gia dự án đốt rác sinh hoạt phát điện xã Phú Sơn… Dự kiến dự án sẽ khởi công xây dựng vào đầu năm 2020 và hoàn thành vào năm 2021.

Về ý kiến quan ngại liệu nhà máy có những tác động đến môi trường khi vị trí xây dựng nhà máy gần khu vực thượng nguồn Sông Hương. Qua trao đổi với chính quyền địa phương và Sở Xây dựng (đồng thời là cơ quan chủ trì lập Quy hoạch phân khu xây dựng Khu xử lý chất thải rắn tập trung Phú Sơn, TX. Hương Thủy) cho biết, vị trí quy hoạch xây dựng Khu xử lý chất thải rắn tập trung Phú Sơn nằm tại địa bàn xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy không thuộc lưu vực thượng nguồn Sông Hương.

Mặt khác, đối với công nghệ của nhà máy đã được lựa chọn thì việc kiểm soát khí thải, nước thải ra môi trường phải được giám sát chặt chẽ; Nước thải từ quá trình tiếp nhận rác, xử lý rác... đều được thu gom và được xử lý để tuần hoàn sử dụng cho hoạt động của nhà máy. Trong trường hợp có thải ra môi trường, phải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam; đảm bảo nước thải sau khi xử lý thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt.

Ngoài ra, hệ thống quan trắc về nước thải, khí thải sau khi xử lý phải đảm bảo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan trắc kiểm tra, giám sát thông qua cổng thông tin riêng liên kết với mạng lưới giám sát môi trường của bộ ngành địa phương, thuận tiện trong việc giám sát quản lý trực tuyến của Chính phủ.

Đồng thời, hệ thống giám sát còn có thể liên kết với hệ thống DCS hoặc hệ thống SIS có thể thực hiện việc giám sát từ xa. Trên lối vào nhà máy sẽ đặt một màn hình hiển thị các thông số về chỉ số khí thải, nước thải thoát ra để người dân giám sát.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

Quá trình tổ chức thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) đã phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử.

Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

TIN MỚI

Return to top