ClockThứ Năm, 14/03/2024 08:59

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Phát huy lợi thế xuất khẩu rau quảXuất khẩu mặt hàng rau quả: Nhiều tín hiệu khả quan trong quý 2

 Hoa quả Việt Nam được giới thiệu tại Fruit Logistica 2024. Ảnh: Thu Hằng/PV TTXVN tại CHLB Đức

Trên đây là nội dung được các chuyên gia chia sẻ tại Diễn đàn xuất khẩu rau, quả do Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, chiều 13/3.

Bà Lê Thị Mai Anh, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung. Riêng trái cây Việt Nam có chủng loại phóng phú, chất lượng cao; đáp ứng được các yêu cầu, thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng trên thế giới. Trái cây Việt Nam đã được xuất khẩu đi trên 60 quốc gia; trong đó, có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand…

Đặc biệt, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục mới 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022; trong đó, xuất khẩu sầu riêng có bước đột phá, thu về 2,2 tỷ USD.

Rau quả Việt Nam dần được khơi thông, mở cửa được các thị trường khó tính, khắt khe về chất lượng như: Mỹ mở cửa cho bưởi, dừa; New Zealand mở cửa cho chanh, bưởi; Nhật Bản nhập khẩu thanh long, xoài, vải, nhãn; EU nhập khẩu chuối, sầu riêng, dừa, nhãn, rau gia vị; Trung Quốc mở cửa nhập khẩu sầu riêng chính ngạch…

Theo bà Mai Anh, dự báo xuất khẩu rau, quả năm 2024 sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số so với năm 2023, kim ngạch dự kiến sẽ đạt khoảng 6,5 - 7 tỷ USD nếu tận dụng tốt thời cơ. Con số trên được đưa ra dựa trên cơ sở sản lượng các loại trái cây đã thâm nhập được vào các thị trường lớn sẽ tiếp tục gia tăng. Dư địa mở rộng còn rất lớn do nhu cầu rau, quả của các thị trường tiếp tục tăng trong khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam mới chiếm khoảng 2 - 3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả thế giới.

Với khu vực ASEAN, Việt Nam có lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, thời gian vận chuyển nhanh, giảm tối đa nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới chất lượng rau quả. Đây cũng là thị trường rộng lớn, tự do, nhiều ưu đãi với thuế nhập khẩu chỉ 0 -5%; đồng thời, yêu cầu không quá khắt khe.

“Tuy nhiên, ASEAN là nơi có áp lực ạnh tranh gay gắt bởi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khá tương đồng và cũng có nhiều rào cản thương mại, nếu chỉ tập trung vào việc xuất khẩu hoa quả tươi, sẽ có nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung vào chất lượng, giá cả và mẫu mã để tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần ưu tiên phát triển các sản phẩm chế biến từ rau củ và xây dựng thương hiệu, mẫu mã bắt mắt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng”, bà Mai Anh nêu đề xuất.

Ông Trương Xuân Trung, Trưởng cơ quan thương vụ Việt Nam tại UAE chia sẻ, UAE là quốc gia nhỏ, có dân số ít nhưng thu nhập bình quân đầu người thuộc top cao thế giới. Do điều kiện tự nhiên đặc thù, UAE chủ yếu phát triển công nghiệp và dịch vụ, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lương thực, thực phẩm nhập khẩu. Ngoài phục vụ người dân trong nước, UAE còn là địa điểm trung chuyển, tái xuất khẩu hàng hoá đi các thị trường khác. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, nông sản Việt Nam có thể tận dụng thị trường này để tiếp cận các khu vực tiêu thụ rộng lớn hơn.

Theo ông Trương Xuân Trung, UAE là thị trường mở, hầu như không có rào cản thương mại, nhưng đây là một thị trường có tính cạnh tranh rất gay gắt. Người mua hàng ở UAE thường xuyên cập nhật giá cả và luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận, do đó, họ ưu tiên nhập khẩu từ người bán chào giá thấp hơn. UAE nói riêng và khu vực Trung Đông tập trung người theo đạo Hồi. Vì vậy, các sản phẩm thực phẩm và đồ uống khi xuất khẩu vào khu vực này bắt buộc phải có giấy chứng nhận Halal.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần tìm hiểu về văn hóa, tập quán kinh doanh của người Hồi giáo. Đặc biệt cần đàm phán và áp dụng điều khoản thanh toán an toàn nhất khi giao dịch với các doanh nghiệp UAE để tránh các rủi ro trong giao thương quốc tế.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, Việt Nam đang có nhiều lợi thế thúc đẩy xuất khẩu rau, hoa, quả. Ngoài năng lực sản xuất, Việt Nam còn có hàng chục hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện để đàm phán mở cửa cho các sản phẩm rau, quả vào nhiều thị trường khác nhau.

"Để khai thác hiệu quả dư địa thị trường, các ngành hàng cần có phương án tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành tốt với từng loại rau quả phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn hóa quy trình trồng trọt đảm bảo giám sát các mối nguy mất an toàn thực phẩm từ trồng - chăm sóc - thu hoạch - sơ chế. Song song đó, phải xây dựng chuỗi liên kết, tổ chức sản xuất gắn thương mại và chế biến - tiêu  thụ trong nước và xuất khẩu. Áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm rau quả", ông Lê Thanh Hòa khuyến nghị.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

Return to top