ClockThứ Sáu, 29/11/2024 06:27

Hướng đến sản xuất xanh

TTH - Tăng trưởng xanh - sản xuất xanh là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp (DN) đang hướng đến, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp với xu hướng chung của thị trường trong và ngoài nước.

Dấu ấn “xanh” trong doanh nghiệp“Mở cửa” cho năng lượng tái tạo phát triểnĐầu tư cải tiến kỹ thuật, giảm phát thải môi trường

Nghiên cứu, sản xuất sản phẩm xanh là xu thế của thị trường hiện nay 

Kể từ hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 26 (COP26), Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 ("net zero") vào năm 2050. Với cam kết này, thời gian qua Việt Nam đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách, đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể, như giảm thiểu cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP với mức tối thiểu so với năm 2014 là 15% vào năm 2030 và 30% vào năm 2050. Song hành cùng mục tiêu trên, Việt Nam cũng đặt mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh, sản xuất xanh.

Tại Thừa Thiên Huế, thời gian gần đây, tỉnh luôn chủ động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế bền vững, từ việc mời gọi, thu hút đầu tư chọn lọc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn; khai thác, sử dụng nguyên liệu hiệu quả, năng lượng tái tạo…

Tính đến thời điểm hiện tại, các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn đã thu hút hơn 170 dự án (DA). Trong số này, có không ít DA hoạt động với mô hình sản xuất xanh, thân thiện với môi trường. Dù vậy, cũng có nhiều DA chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), thậm chí có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…

Thực tế cho thấy, hoạt động công nghiệp để tăng trưởng xanh và sản xuất xanh dường như chưa có hình mẫu và đầu tư tốn kém. Phần lớn các mô hình công nghiệp theo hướng sản xuất xanh mới dừng ở quá trình tự tìm tòi, thử nghiệm. Để định hình, tổ chức, cơ cấu mô hình sản xuất xanh là điều không dễ thực hiện trong điều kiện hiện nay, nhất là khi nhiều DN đang so sánh lợi nhuận trước mắt. Đa số DN vẫn quan tâm nhiều hơn đến giá cả, tính an toàn của sản phẩm hơn là lợi ích cho môi trường chung của cộng đồng. Đây chính là rào cản, thách thức lớn nhất trong sản xuất xanh hiện nay. Hơn nữa, cơ chế tài chính hiện nay cũng là bài toán để các DN sản xuất xanh tiếp cận. Rất nhiều DN muốn tiên phong sản xuất xanh, nhưng do chưa đủ nguồn lực tài chính nên còn thụ động, đắn đo.

Dù vậy, trước yêu cầu xuất khẩu xanh, muốn xuất khẩu ra thị trường thế giới, DN phải có chứng chỉ sản xuất xanh, đáp ứng tiêu chí về môi trường, buộc các DN xuất khẩu phải thay đổi nếu không muốn bị "loại khỏi cuộc chơi" trên thị trường quốc tế. Thế nên, rất nhiều DN ở các lĩnh vực dệt may xuất khẩu đã đổi mới công nghệ, lựa chọn nguyên liệu tái chế để sản xuất, nhằm từng bước khẳng định thương hiệu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh.

Bài, ảnh: Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến mục tiêu xanh và bền vững

Nhiều dự án (DA) tại cuộc thi “Tuổi trẻ miền Trung sáng tạo xanh 2024” do Trường đại học Phú Xuân, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo và Tập đoàn Equest tổ chức tại thành phố Huế đoạt giải, được đánh giá có nhiều tiềm năng và triển vọng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hiện nay.

Hướng đến mục tiêu xanh và bền vững
Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng

Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành, địa phương (DCCI) được xem là thước đo quan trọng trong việc đánh giá chất lượng điều hành. Với kết quả DDCI vừa được công bố mới đây cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, cần thêm nhiều giải pháp để tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng.

Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng
Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết

Ngày 13/1, lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra một số cơ sở sản xuất mứt gừng trên địa bàn quận Phú Xuân. Hoạt động nằm trong chương trình của đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố.

Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết

TIN MỚI

Return to top