ClockThứ Năm, 23/07/2015 17:06

Hỗ trợ người khiếm thị làm kinh tế

TTH - Chúng tôi về xã Vinh Phú (huyện Phú Vang), nơi người thương binh 69 tuổi Lê Văn Lợi cảm thấy hạnh phúc sau những năm tháng vực dậy kinh tế gia đình từ nguồn vốn vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Nữ thương binh mù Bạch Thị A cảm thấy yên tâm khi kinh tế gia đình ổn định

Ông Lợi kể, trước đây, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu vốn sản xuất, bản thân bị mù nên phải chạy vạy từng bữa ăn. Thông qua nguồn vốn vay của hội, 3 đợt là 17 triệu đồng, ông mạnh dạn đầu tư nuôi gà, bò. Sau vài năm, đàn bò của ông phát triển lên 10 con, trung bình mỗi năm xuất chuồng 3 con, với giá khoảng 15 triệu đồng/con. Thu nhập từ nuôi bò, gà vịt, hồ tôm 0,8 ha và 5 sào ruộng, ông Lợi có kinh phí sửa sang nhà cửa, mua sắm tivi, tủ lạnh.

Cũng như ông Lợi, gia đình bà Bạch Thị A (sinh 1954) ở thôn Di Đông, xã Phú Hồ (Phú Vang) không còn lo lắng như trước đây. Năm 1968, bà A bị thương khi tham gia chiến đấu với tỷ lệ thương tật 91%. Nhờ nguồn vốn vay của hội, bà A đã thành công trong mô hình chăm nuôi lợn nái và trồng nấm rơm. “Trước đây, muốn làm mà không có tiền. Nhờ nguồn vốn vay của hội, bây giờ gia đình tôi đã có doanh thu 100 triệu đồng mỗi năm, xây dựng được nhà cửa khang trang. Nông thôn như ri là quá tốt rồi”, bà A phấn khởi.
Hai gia đình trên chỉ là số ít điển hình trong công tác lao động sản xuất, chăm lo đời sống hội viên của Hội Người mù tỉnh. Tâm sự với chúng tôi, không ít người đã rơi nước mắt vì sung sướng khi vượt qua được những khó khăn ban đầu nhờ nguồn hỗ trợ từ hội.
Triển khai hiệu quả hàng trăm dự án

Thương binh Lê Văn Lợi khá giả sau khi vay vốn nuôi bò

 
Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết, những năm qua, công tác vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, giúp người mù và gia đình họ có điều kiện lao động sản xuất, vươn lên giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống là nhiệm vụ trọng tâm mà Tỉnh hội luôn quan tâm. “Hằng năm, hội luôn đề xuất Trung ương hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung nguồn vốn vay cho hội viên. Đầu năm 2010, hội quản lý số vốn 2.431 tỷ đồng. Trong nhiệm kỳ 2010-2015 đã thu hồi 100% vốn và lãi của 88 dự án đến hạn số vốn 5.699 tỷ đồng với 651 lượt người vay. Thiết lập, giải ngân 117 dự án với tổng nguồn vốn 7.959 tỷ đồng, cho 844 lượt người vay, giải quyết cho hơn 1.000 lượt lao động trong gia đình tham gia. Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh hội cũng phối hợp với các tổ chức hỗ trợ vốn vay không lãi xuất cho 87 hội viên”, ông Lộc kể.
Hướng dẫn cho chúng tôi đến thăm một cơ sở xoa bóp, ông Lộc cho hay, Hội Người mù tỉnh đã mở ra 24 lớp dạy nghề cho 365 học viên, phối hợp với các ban ngành tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện mở 9 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghề xoa bóp cho 207 học viên. Ngoài duy trì và phát triển các mặt hàng truyền thống, xuất khẩu hàng mành tre đan, với vai trò quản lý Công ty TNHH MTV Niềm tin 17.4, 3 hợp tác xã, 4 cơ sở sản xuất, 3 cơ sở dịch vụ xoa bóp thu hút hơn 290 lao động, hội đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho các hội viên. Anh Nguyễn Thành Duy (sinh năm 1985) kể: “Mình bị mù bẩm sinh, gia đình lại không còn ai nên rất khổ. Được hội dạy nghề và tạo việc làm, nơi ăn chốn ở, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng từ nghề xoa bóp nên có thể nói, bây giờ mình cảm thấy rất hạnh phúc”.
Chăm lo đời sống hội viên
Trao đổi với chúng tôi, ông Lộc khẳng định, việc chăm lo đời sống cho các hội viên là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu. Năm 2014, Hội Người mù tỉnh xây dựng 21 nhà tình thương và sửa chữa 3 nhà cho hội viên với tổng kinh phí 695 triệu đồng, nâng số nhà được xây mới và sữa chữa lên đến 88 nhà trong giai đoạn 2010-2015. Ngoài ra, hội cũng phối hợp với các trung tâm y tế, phòng khám từ thiện tổ chức khám chữa bệnh cho người mù; đề xuất với các cấp, ban ngành cho hội viên được hưởng các chế độ chính sách và cấp thẻ BHYT. Để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, dịp lễ Thương binh – Liệt sĩ hằng năm, hội có những chương trình kỷ niệm, gặp mặt và tặng quà cho các hội viên là thương bệnh binh, con em liệt sĩ và gia đình chính sách.
Bằng những quyết tâm, nỗ lực của Hội Người mù tỉnh, đã xuất hiện không ít gương điển hình tiên tiến vươn lên làm kinh tế, nuôi dạy con cái học hành đàng hoàng, đúng như lời anh Nguyễn Tín, hội viên người mù xã Quảng Thọ, Quảng Điền chia sẻ: “Chính nhờ sự quan tâm giúp đỡ của hội, vợ chồng tôi mới nuôi được 2 con vào được đại học, đời sống gia đình ấm no, thỏa mãn vô cùng!”.
Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

TIN MỚI

Return to top