ClockThứ Sáu, 23/06/2023 14:46

Hiểu để thích nghi

TTH - Những ngày nóng nực mùa hè, khi từ thành phố về làng quê, chúng ta cảm thấy không khí ở hai vùng khác nhau rõ rệt. Đây là yếu tố được giới chuyên gia nghiên cứu và chỉ ra những khác nhau cơ bản không khí giữa hai vùng.
leftcenterrightdel
 Cây trái vùng quê tạo lớp ngăn chắn, cản ánh mặt trời chiếu vào mặt đất làm không khí dịu đi

Không khí ở đô thị, thành phố thường có nhiều nhà cao tầng, mật độ dân số cao, trao đổi hàng hóa nhiều, sản xuất và xây dựng nhộn nhịp, tạo ra lượng rác lớn, chưa thu gom kịp thời để tạo cơ hội cho vi trùng gây bệnh, ô nhiễm môi trường. Ngược lại, ở nông thôn mật độ dân, lưu lượng người và hàng hóa qua lại đều thấp, nên chất thải ít… Hơn nữa, nơi đây có nhiều cây xanh tạo cảm giác tươi mát, dễ chịu, lại có khả năng tiết ra được những chất kháng khuẩn thực vật, nên lượng vi trùng gây bệnh trong không khí cũng ít hơn.

Những ngày hè, nhiệt độ không khí thành phố có thể cao hơn các vùng nông thôn từ 2,60C, nhiệt độ tại những bề mặt phủ gạch, bê tông cao hơn nhiệt độ không khí từ 5 đến 8 độ C. Nguyên nhân này do ở thành phố không khí lưu thông kém, làm giảm sự phân tán nhiệt. Nhiều phương tiện cơ giới, nhiều cơ sở sản xuất thải nhiều nhiệt vào không khí, cộng với gạch, bê tông, đường nhựa hấp thụ bức xạ mặt trời rất tốt, nóng lên và tỏa nhiệt vào không khí. Trong khi đó, mặt nước ao hồ lại ít, đất bị phủ gạch, nhựa, bê tông không cho nước trong đất bốc hơi, vừa không tiêu hao được nhiệt, vừa làm không khí khô hơn. Ở vùng nông thôn, không khí không bị che chắn nên lưu thông tốt hơn. Cây cối lại nhiều, tạo một lớp ngăn chắn tốt, không cho ánh sáng mặt trời trực tiếp đốt nóng đất và còn tiêu thụ một phần năng lượng mặt trời cho quang hợp.

Gần 30 năm sống ở môi trường thành thị, bên cạnh những mặt tích cực, thuận lợi, tôi cũng nhận thấy những tồn tại, bất cập, như tiếng ồn của phương tiện xe cộ, khói bụi của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong khi đó mật độ, các mảng cây xanh chưa nhiều để cản tiếng ồn. Nhiều nhà xây bê tông, cao tầng làm cho sóng âm hỗn độn có cảm giác khó chịu hơn so với khi về vùng nông thôn.

Hơn nữa, ở các đô thị, nhất là những vùng công nghiệp và giao thông phát triển, thường có chứa rất nhiều khí độc hại như ôxit của lưu huỳnh, nitơ, cacbon... Các chất này có tác động xấu tới sức khỏe con người và môi trường gây nên các bệnh phát sinh từ ô nhiễm không khí.

Chuyên gia khuyến cáo rằng, không khí vùng đô thị, thành phố thường bị ô nhiễm nặng hơn nhiều so với không khí nông thôn. Do vậy người dân trong các đô thị cần hiểu rõ những nhược điểm của môi trường đang sống để có biện pháp bảo vệ và thích nghi tốt hơn...

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt

Sáng 2/1, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương; các Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế: Phan Quý Phương, Hoàng Hải Minh đã đến thăm, động viên, kiểm tra không khí làm việc tại 2 quận Thuận Hoá và Phú Xuân.

Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt
Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top