ClockThứ Sáu, 13/12/2024 15:00

Giữ gìn môi trường sạch đẹp

TTH - Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Thêm nhiều chim trời được thả về môi trường tự nhiên

 Việc làm thường xuyên vào dịp cuối tuần ở các vùng quê ở Huế hiện nay

Mới đây dự hội nghị Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” diễn ra tại TP. Huế, tôi tâm đắc ý kiến chia sẻ của một Ủy viên Ban chấp hành UBMTTQ Việt Nam tỉnh, chương trình này muốn thành công đạt mục tiêu đề ra phải khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu hàng Việt của cả hệ thống chính trị các cấp, ngành đến mỗi một người dân. Từ ý kiến này, tôi liên tưởng đến công tác bảo vệ môi trường ở Huế lâu nay đã đồng lòng, chung sức cả hệ thống chính trị, đến người dân địa phương với phương châm vừa “xây”, vừa “giữ”.

Những ai đã sống và làm việc ở Huế lâu nay sẽ thấy, việc quan tâm chú trọng bảo vệ môi trường đã khởi phát từ nhiều thập niên trước. Tôi nhớ rõ từ hơn 2 thập niên trước, Huế đã chú trọng phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Thời điểm đó, Huế đã từ chối dự án nhiệt điện than khá lớn khi nhận diện nguy cơ làm ô nhiễm môi trường tại khu vực Chân Mây - Lăng Cô. Đến bây giờ, quan điểm trên vẫn được duy trì, với phương châm không đánh đổi môi trường để có dự án. Vì thế, hầu hết các dự án khi đầu tư vào Huế, lãnh đạo tỉnh đều yêu cầu nhà đầu tư phải có giải pháp về bảo vệ môi trường kết hợp với sản xuất an toàn, bền vững. Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi máy móc cũ để giảm khí, chất thải ra môi trường.

Từ việc bảo vệ môi trường để phát triển công nghiệp bền vững, lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, giao thông… cũng chú trọng xây dựng nhiều chương trình, dự án quan tâm đến môi trường. Đáng chú ý, ở lĩnh vực giao thông, ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp để người dân sử dụng nhiều hơn các loại phương tiện công cộng, xe buýt để thay thế dần xe cá nhân nhằm hạn chế lượng phương tiện trên đường; đồng thời mở rộng mô hình đi xe đạp đến công sở; thu hút các doanh nghiệp đầu tư mở rộng mạng lưới xe taxi điện…, nhằm góp phần giảm bớt lượng khí thải độc hại ra môi trường, nhất là tại các khu vực đô thị.

Bên cạnh đó, để mỹ quan đô thị, nông thôn sạch, đẹp, đặc biệt là giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt, mấy năm nay, Huế có rất nhiều giải pháp; trong đó chú trọng triển khai mô hình giảm rác thải nhựa để bảo vệ môi trường biển, đầm phá, sông suối... đến “ngõ phố, đường làng” khang trang, không rác thải. Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đến nay đã lan tỏa sâu rộng và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp ngành, người dân trên địa bàn, trở thành nét đẹp văn hóa ở Huế.

Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh cho biết, thành quả bảo vệ môi trường ở Huế đến thời điểm này có thể nói là đã chạm đích. Tuy nhiên, để duy trì thành quả này, cần tiếp tục “xây và giữ” trong thời gian đến. Với cơ chế chính sách thuận lợi khi tỉnh luôn tạo điều kiện tốt cho các hoạt động bảo vệ môi trường bền vững, vấn đề đặt ra lúc này là ý thức của người dân, phải luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường chung xanh, sạch, đẹp.

Bài, ảnh: Song Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ gìn văn hóa Huế

Văn hóa Huế tuy chỉ là một đường vân, một mảng màu, một góc riêng trong bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam nhưng cũng sống động, lộng lẫy, bao la và đằm sâu. Tự biết sức mình nên tôi chỉ chọn những gì cụ thể, mắt thấy tai nghe về văn hóa Huế, những nét riêng có và dĩ nhiên Đẹp của người Huế viết ra đây để chúng ta có thể tự hào.

Giữ gìn văn hóa Huế
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Return to top