ClockThứ Năm, 18/01/2018 09:55

Dự báo nguồn cung thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2018

Tết Nguyên đán 2018, dự báo nguồn cung thịt lợn, gia súc, gia cầm dồi dào. Tuy nhiên, lượng rau xanh có thể thiếu hụt cục bộ nếu thời tiết giá lạnh, sương muối bất thường.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) giá lợn hơi trên cả nước biến động trong khoảng 28.000 - 34.000 đ/kg. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nguồn cung thịt lợn năm nay rất dồi dào, đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do vậy, dịp Tết Nguyên đán này giá sẽ không tăng đột biến. Bên cạnh nguồn cung dồi dào, người tiêu dùng còn được sử dụng sản phẩm thịt lợn chất lượng tốt.

Các cơ quan liên ngành sẽ tăng cường kiểm an toàn thực phẩm trong thời gian giáp Tết Nguyên đán. Ảnh: Phương Vy/TTXVN

Các sản phẩm chăn nuôi khác như: gà, vịt, gia cầm… cũng dồi dào. Sản phẩm trứng có thể xảy ra thiếu hụt cục bộ trong dịp Tết do nhu cầu tăng cao. Cách đây ba năm, đã xảy ra tình trạng thiếu trứng gia cầm do nhu cầu tăng mạnh. 

Về nguồn cung rau xanh,  ông Nguyễn Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, nếu thời tiết bình thường, không có đột biến thì hoàn toàn yên tâm, thậm chí dư thừa rau xanh. Tuy nhiên, nếu có giá rét và sương muối ở miền núi phía Bắc, có thể xảy ra thiếu rau cục bộ.

Với mặt hàng trái cây, hoa quả như: cam, chuối, xoài, dưa hấu… thời tiết thuận lợi, các loại cây này đang sinh trưởng, phát triển bình thường, không có vấn đề gì ảnh hưởng tới năng suất của các loại cây này. Do vậy, có thể yên tâm về nguồn cung hoa quả cho dịp Tết.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các mặt hàng thực phẩm được dự báo có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết, nhưng không có biến động lớn vì nguồn cung tương đối ổn định.  Giá thóc, gạo có những thời điểm tăng nhẹ, nhưng nhìn chung khá ổn định so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, nguồn gạo trong nước hiện nay hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong dịp Tết Nguyên Đán 2018.

Mặt hàng đường giá cả ổn định mặc dù nhu cầu tiêu thụ đường cao để sản xuất bánh kẹo, đồ uống… phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới.  Mặt hàng muối do ảnh hưởng của bão liên tiếp gây mưa nhiều nên sản lượng đạt thấp, nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang tích cực chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y nhằm đảm bảo đủ nguồn cung, có chất lượng phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ  đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y để đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Về rau củ, kiểm tra giám sát chất lượng trên thị trường, tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, rau an toàn.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng đã tham mưu cho Bộ Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị tăng cường quản lý chất lượng nông sản trước trong và sau Tết Nguyên đán, kể cả mùa lễ hội sau Tết Nguyên đán.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, hàng hóa nông sản hầu hết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm tốt, an toàn rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn những sản phẩm mất vệ sinh, chưa an toàn thực phẩm, nhưng chiếm số lượng không lớn, chủ yếu ở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ.  Các đơn vị sẽ tăng cường phối hợp, đảm bảo nguồn cung thực phẩm Tết an toàn cho người dân.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Bộ NN&PTNT cần thường xuyên rà soát, đánh giá số liệu thực tế các mặt hàng nông sản sao cho phù hợp với thực tiễn, để từ đó có thể đưa ra những quyết định trong điều tiết cung cầu hàng hóa nông sản.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ 1,8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Ngày 21/1, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Huế cho biết, qua khám xét kho hàng thực phẩm đông lạnh tại địa chỉ thôn 1B, xã Thuỷ Phù (thị xã Hương Thuỷ), đơn vị đã phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Thu giữ 1,8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026

Ngành du lịch toàn cầu đang chứng kiến bước chuyển đổi đáng chú ý, được đánh dấu bằng sự tăng trưởng ổn định, bền vững dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2026. Sau khi trải qua quá trình phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19, ngành này hiện đang bước vào giai đoạn tăng trưởng cân bằng.

Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

TIN MỚI

Return to top