ClockThứ Tư, 02/02/2022 22:06
Agribank Thừa Thiên Huế:

Đồng hành phát triển & sẻ chia yêu thương

TTH - Với hệ thống phòng giao dịch phủ khắp từ thành thị tới nông thôn, miền núi, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Thừa Thiên Huế góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương. Các chính sách đồng hành cùng khách hàng, sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn mà Agribank đang thực hiện cũng tạo nên sự lan tỏa trong cộng đồng.

Agribank khai trương máy gửi, rút tiền tự động CDMAgribank Thừa Thiên Huế trao tặng thiết bị học tập cho 20 trườngAgribank Thừa Thiên Huế có thêm một Phó Giám đốc chi nhánh

Agribank Thừa Thiên Huế đồng hành công tác chống dịch

Đồng hành “tam nông”

Trong quá trình hình thành và phát triển, Agribank Thừa Thiên Huế thực hiện tốt vai trò là trụ đỡ của tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân), nguồn vốn Agribank phủ khắp từ thành thị tới nông thôn, miền núi góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương.

Với lợi thế hệ thống hơn 27 trụ sở phòng giao dịch và 12 điểm giao dịch lưu động, 35 máy ATM và 1 máy CDM (máy rút và nhập tiền tự động) trải rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến miền núi đã tạo được cầu nối đưa nguồn vốn đến với khách hàng trên toàn tỉnh. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi, tổ vay vốn, dịch vụ ngân hàng lưu động, dịch vụ thẻ dành cho tam nông… Agribank kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến người dân được nhanh chóng và thuận lợi, Agribank đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải tiến, tháo gỡ về thủ tục cho vay, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ vay vốn, niêm yết công khai, minh bạch chính sách tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay. Chủ động tiếp cận khách hàng, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức hội (Nông dân, Phụ nữ…) để tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đến các khách hàng trên địa bàn.

Agribank Thừa Thiên Huế đưa hệ thống máy ATM đa năng vào hoạt động

Không chỉ giới hạn mình trong lĩnh vực tam nông, Agribank còn đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho vay với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng… Mở rộng phát triển các dịch vụ, kịp thời điều hành lãi suất huy động vốn với những kỳ hạn, lãi suất phù hợp, đảm bảo cạnh tranh, thu hút được nguồn vốn từ dân cư và tổ chức.

Đến cuối năm 2021, nguồn vốn huy động nội, ngoại tệ quy đổi của Agribank Thừa Thiên Huế đạt 764 tỷ đồng tăng 7,2% so với đầu năm. Lĩnh vực cho vay cũng đạt kết quả khả quan với dư nợ cho vay nội, ngoại tệ quy đổi đến cuối năm 2021 tăng 583 tỷ đồng so đầu năm với tỷ lệ tăng 6,7%. Nhờ quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo thu hồi và xử lý nợ xấu; đồng thời kết hợp với kiểm soát nợ xấu phát sinh, Agribank Thừa Thiên Huế vẫn đảm bảo nợ xấu ở ngưỡng an toàn, tỷ lệ nợ xấu 0,56%.

Cùng với công tác huy động vốn và cho vay, Agribank Thừa Thiên Huế còn tập trung phát triển mảng dịch vụ và coi đây là giải pháp tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Trong năm, tổng doanh thu phí dịch vụ đạt hơn 60 tỷ đồng, tăng 10,7 tỷ đồng so cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ tăng đạt 17%.

Giao dịch ngân hàng trên xe lưu động

Chăm lo các hoạt động an sinh

Song song với hoạt động cho vay, các hoạt động đồng hành hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn của đại dịch cũng được Agribank Thừa Thiên Huế chú trọng. Trong năm, nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất, cho vay hỗ trợ và ưu đãi lãi suất… được chi nhánh triển khai tích cực. Trong năm, Chi nhánh đã đồng loạt giảm lãi suất cho 100% khách hàng, tương ứng với con số: 42.985 khách hàng, với tổng dư nợ 9.987 tỷ đồng, số tiền giảm lãi là 20,4 tỷ đồng.

Cùng với hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, chi nhánh còn thực hiện miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank trên tất cả các kênh thanh toán tại quầy, ATM, Agribank E-Mobile Banking, SMS Banking, Bankplus; miễn phí chuyển tiền ra ngoài hệ thống Agribank trên các kênh ngân hàng điện tử: ATM, Agribank E-Mobile Banking, internet banking; miễn phí chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chíp nội địa theo chuẩn VCCS. Tối ưu tiện ích của ngân hàng số, để thu hút khách hàng mở mới tài khoản và sử dụng dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, đồng hành cùng địa phương trong chống dịch cũng được Agribank Thừa Thiên Huế đẩy mạnh. Năm 2021, Agribank đóng góp 1,912 tỷ đồng hỗ trợ công tác an sinh trên địa bàn. Trong đó, hỗ trợ về tiền và trang thiết bị y tế cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 là 1,459 tỷ đồng; hỗ trợ lĩnh vực giáo dục với chương trình “Thêm con chữ, bớt đói nghèo”, “Cùng em đến trường” 255 triệu đồng; tài trợ các công trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các nhà tình nghĩa 100 triệu đồng, hỗ trợ các trung tâm bảo trợ xã hội, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 97,6 triệu đồng.

Sẻ chia trách nhiệm với cộng đồng, địa phương là một phần bản sắc văn hóa Agribank và là “nhiệm vụ nhân văn” mà cán bộ, công nhân viên Agribank Thừa Thiên Huế luôn song hành cùng nhiệm vụ kinh doanh và lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng. Trong những năm tới, Agribank Thừa Thiên Huế vẫn sẽ kiên định mục tiêu đồng hành cùng chính quyền, khách hàng, người dân Thừa Thiên Huế trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh, đời sống cho người dân...

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top