ClockThứ Tư, 04/10/2023 07:53

Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng

Doanh nghiệp nhà nước cần phát huy tối đa nguồn lực đang nắm giữ (với 3,8 triệu tỷ đồng tài sản, đóng góp 29% vào GDP) để phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với các doanh nghiệp nhà nước Kiểm soát doanh nghiệp vay vốn nước ngoàiGiảm áp lực cho doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụngHành trình hồi sinh các dự án “nghìn tỷ”Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó trước những cạnh tranh không lành mạnh

Quang cảnh Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các Doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc về thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) 

Ngày 3/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 402/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với Doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.

Thường trực Chính phủ đánh giá cao các doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp vào kết quả chung của đất nước thời gian qua, đồng thời cũng chia sẻ với những khó khăn, thách thức doanh nghiệp nhà nước đang phải đối mặt do tình hình trong nước và thế giới.

Hội nghị cùng thống nhất đưa ra thông điệp là: Chung sức đồng lòng, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy mạnh đầu tư phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Tinh thần là hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, rủi ro chia sẻ, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước cần đi đầu trong Đổi mới Sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước, Thường trực Chính phủ yêu cầu cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo điều hành sau: tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước, ngoài nước, những vấn đề đột biến có thể xảy ra, những khó khăn đã tích tụ nhiều năm để kịp thời đưa ra nhiệm vụ, giải pháp, chính sách sát với tình hình thực tế, có tính khả thi và hiệu quả cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các Doanh nghiệp Nhà nước. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) 

Doanh nghiệp nhà nước cần phát huy tối đa nguồn lực đang nắm giữ (với 3,8 triệu tỷ đồng tài sản, đóng góp 29% vào GDP của đất nước) để tập trung phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế; đi đầu trong Đổi mới Sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung Chuyển đổi Số, Chuyển đổi Xanh, Kinh tế Tuần hoàn, Kinh tế Chia sẻ, những ngành mới nổi, tập trung cho phát triển bền vững của đất nước.

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đồng hành, kề vai sát cánh cùng doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, nhất là hệ thống pháp luật để tháo gỡ khó khăn, huy động, phát huy nguồn lực của Nhà nước để dẫn dắt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Hoàn thiện thể chế trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tháo gỡ khó khăn, cắt giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới đối với các doanh nghiệp nhà nước, Thường trực Chính phủ yêu cầu: 

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước sát với tình hình thực tế, không chỉ tập trung tái cơ cấu vốn mà phải tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa vào các chương trình, dự án lớn của Nhà nước, đặc biệt là 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực; chủ động, tích cực tham gia các dự án mang tính đột phá, các dự án lớn đang triển khai như hệ thống Đường bộ Cao tốc Bắc-Nam, Chuyển đổi Xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, các dự án về Chuyển đổi Số, chương trình xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, dự án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long…

Đề cao đạo đức doanh nhân, trách nhiệm xã hội, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, bảo vệ người yếu thế, người gặp khó khăn, thiên tai, bão lũ; chăm lo, cải thiện đời sống cho công nhân, người lao động.

Khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN…

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành mới nổi như Chuyển đổi Số, ứng phó biến đổi khí hậu, Chuyển đổi Xanh, Tăng trưởng Xanh, Kinh tế Tuần hoàn, Kinh tế Chia sẻ… góp phần đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, các địa phương và cả nước.

Chung sức với doanh nghiệp vượt qua thách thức

Về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, bộ, ngành, cơ quan liên quan, Thông báo nêu rõ, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, phân cấp phân quyền, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, cùng với doanh nghiệp nhà nước triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên; đặt mình vào địa vị của doanh nghiệp để giải quyết khó khăn, chung sức đồng lòng với doanh nghiệp vượt qua thách thức, chia sẻ khó khăn, khích lệ, khuyến khích những người làm đúng, làm tốt và cương quyết xử lý những người vi phạm, nhũng nhiễu, tiêu cực, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ trước ngày 5/11/2023 đề xuất sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 6593/VPCP-PL ngày 25/8/2023. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Chính phủ trước ngày 15/10/2023 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, phê duyệt/trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch, chương trình, đặc biệt là kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc; thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp theo quy định; chủ động, quyết liệt trong xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc.

Các đại biểu dự Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các Doanh nghiệp Nhà nước. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) 

Các cơ quan đại diện chủ sở hữu khác là các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, kịp thời nắm bắt tình hình tốt hơn, nhất là những khó khăn, vướng mắc lớn, là điểm nghẽn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, khẩn trương giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; phối hợp, kiến nghị các bộ, ngành hoặc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, vấn đề phát sinh mới.

Các cấp chính quyền (các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước là các bộ, ngành, địa phương) thực hiện cơ chế định kỳ 3 tháng tổ chức gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe các doanh nghiệp nhà nước chia sẻ các khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng để xử lý kịp thời với tinh thần hết sức cầu thị, hết sức lắng nghe, hết sức trách nhiệm, hết sức dân chủ.

Các tổ chức tín dụng cần phát huy tinh thần linh hoạt, sáng tạo, cùng nhau tháo gỡ khó khăn, nút thắt về tín dụng, nguồn vốn./.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Đông Nam Á:
“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy

Nông nghiệp là trụ cột kinh tế của khu vực Đông Nam Á, chiếm khoảng 11% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2022, và gần 1/3 tổng số việc làm trong khu vực. Tầm quan trọng của lĩnh vực này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia tập trung vào nông nghiệp như Myanmar và Campuchia, nơi nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP và khoảng 35% tổng số việc làm. Ở Lào, con số thậm chí còn rõ ràng hơn, với việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 70% tổng số việc làm.

“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy

TIN MỚI

Return to top