ClockThứ Tư, 01/05/2024 06:01
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:

Để không có vùng trắng tín dụng

TTH - Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thểPhối hợp phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Agribank đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng số 

Vốn tín dụng đến vùng sâu, vùng xa

Khi cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính được mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng. Năng lực của toàn xã hội theo đó cũng sẽ được nâng lên. Đó là lý do mà trong kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đưa ra mục tiêu: “Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững”.

Sự phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức được cấp phép cung ứng sẽ nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho thấy, hiện trên địa bàn đã có 27 chi nhánh ngân hàng thương mại, 1 Ngân hàng Chính sách xã hội; 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị; 7 Quỹ tín dụng nhân dân; 1 Quỹ đầu tư phát triển và 1 Quỹ bảo lãnh tín dụng của chính quyền địa phương; 3 chương trình, dự án tài chính vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội. Các ngân hàng đã phát triển hệ thống 95 phòng giao dịch về địa bàn các huyện, xã; riêng Agribank có thêm 11 chi nhánh loại 2 trực thuộc Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế và Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển 141 điểm giao dịch tại các phường, xã, thị trấn. Ngoài ra, trên địa bàn hiện có 12 công ty tài chính với 1.088 điểm giới thiệu dịch vụ đang hoạt động…

 Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực được ưu tiên trong tiếp cận tín dụng

Các chính sách tài chính cũng được phân hóa theo từng nhóm đối tượng cụ thể với các chính sách riêng biệt. Nhờ đó, việc tài trợ vốn cho từng nhóm đối tượng cũng trở nên thiết thực hơn. Trong đó, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện 23 chương trình tín dụng chính sách dành cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngân hàng này còn hỗ trợ vốn cho người vừa hoàn thành xong án phạt tù tiếp cận vốn vay phát triển kinh tế, người thu nhập thấp tiếp cận với vốn vay nhà ở xã hội... Các ngân hàng thương mại cũng đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu tiên: Nông nghiệp nông thôn, xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa… với lãi suất ưu đãi; các chương trình vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn cho các mục đích khác nhau.

Không thể phủ nhận, việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho giáo dục, hoặc tiết kiệm, đầu tư... Nguồn vốn tín dụng còn giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai, hạn chế tiếp cận tín dụng đen.

Cùng với mở rộng mạng lưới, dịch vụ tài chính, các ngân hàng còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm dịch vụ tài chính theo hướng đơn giản, dễ sử dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người yếu thế.

Ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho hay, trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023, tổng giá trị giao dịch qua kênh điện tử tăng gấp 7,7 lần về số món và hơn 8 lần về giá trị giao dịch. Công tác thu ngân sách nhà nước, dịch vụ giáo dục, y tế, điện, nước, chi trả lương hưu, bảo hiểm y tế, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt được chú trọng và đạt kết quả tích cực. Việc ứng dụng các phương thức điện tử vào thanh toán đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Đa dạng dịch vụ tài chính

Với việc thúc đẩy mạng lưới, đa dạng dịch vụ cung ứng, ứng dụng công nghệ số vào giao dịch… góp phần thực hiện các mục tiêu quan trọng mà chiến lược này đề ra.

Các mục tiêu đến năm 2025 trên địa bàn là có ít nhất 70% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030. Toàn tỉnh sẽ có ít nhất 25-30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25% đã khá tiệm cận.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chi nhánh đang tăng cường các hoạt động nâng cao hiểu biết tài chính của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp khi lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ; đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, từ đây hỗ trợ và đồng hành tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cũng khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới, kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính theo quy định, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính thuận tiện, chi phí hợp lý. Khuyến khích phát triển mô hình đại lý ngân hàng, cho phép những ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện được mở các điểm cung ứng dịch vụ qua đại lý; tạo điều kiện cho các tổ chức không phải ngân hàng trở thành đại lý của ngân hàng. Phát triển các kênh phân phối hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số nhằm mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính với chi phí thấp, đặc biệt là qua điện thoại di động.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Xử lý kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân liên quan đến hoạt động tài chính, ngân hàng; bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, ngân hàng.

Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top