ClockThứ Hai, 30/03/2020 13:45

“Cứu cánh” thoát nghèo cho nông dân

TTH - Đến nay, tổng dư nợ cho vay theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (gọi tắt QĐ 2085) ở A Lưới hơn 18,3 tỷ đồng, với 405 hộ còn dư nợ, doanh số thu nợ gần 1,4 tỷ đồng.

Thoát nghèo từ vốn tín dụng chính sáchThoát nghèo nhờ mướp đắng trái vụ

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, chị Hồ Thị Nhép (thôn A Tia 1, xã Hồng Kim) phát triển sản xuất, ổn định kinh tế gia đình

Thay đổi sinh kế

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới, sau hơn 2 năm thực hiện cho vay theo QĐ 2085, kinh tế của nhiều hộ dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện A Lưới từng bước chuyển dịch tích cực, sinh kế của đồng bào ngày càng đổi thay, cuộc sống từng bước cải thiện.

Được sự hỗ trợ của UBND xã Hồng Kim, gia đình anh Hồ Văn Thân ở thôn A Tia 1 tiếp cận được vốn vay theo QĐ 2085 với số tiền 50 triệu đồng. Anh Thân đầu tư mua bò giống và chăn nuôi gà. Đến nay, gia đình anh có 5 con bò sinh sản; hơn 200 con gà thả đồi, đem lại doanh thu gần 1 trăm triệu đồng mỗi năm. Từ nguồn vốn “xoay vòng” nhiều năm, anh còn đầu tư chuồng trại, ao vườn để thả cá.

“So với việc làm nương rẫy, ổn định chăn nuôi là ước mơ của gia đình tôi”, anh Thân bộc bạch.

Là một trong những hộ đầu tiên được vay vốn theo QĐ 2085, chị Hồ Thị Nhép (thôn A Tia 1) cho biết, năm 2018 gia đình chị được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện A Lưới thông qua Hội LHPN xã Hồng Kim.

Chị Nhép đã mua 3 con bò giống và 4 con dê để phát triển kinh tế gia đình. Sau thời gian chăm bẵm, từ 3 con bò ban đầu, đến nay gia đình chị đã có 6 con, với 7 con dê hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập khá và ổn định.

“Từ khi vốn vay hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai, bà con ở Hồng Kim hưởng ứngtích cực. Nếu không có vốn vay ưu đãi, gia đình tôi không thể có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất như hiện nay”, chị Nhép phấn khởi.

Theo UBND xã Hồng Kim, ngoài gia đình chị Hồ Thị Nhép, địa phương này còn có hàng chục hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhờ nguồn vốn vay theo QĐ 2085 đã từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Ngăn chặn tín dụng đen

Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới, qua hơn 2 năm triển khai cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ 2085, chương trình tín dụng góp phần giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện A Lưới phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo hiệu quả.

Ông Lê Quang Thắng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới cho rằng, ngoài việc đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để đầu tư làm ăn, điều quan trọng là đã từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ quản lý vốn để dần thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình, góp phần ngăn chặn tín dụng đen vốn đang khá phổ biến ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Với nguồn vốn ưu đãi, sử dụng hiệu quả góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện A Lưới từ 24,99% (năm 2017) xuống còn 18,5% (cuối năm 2019).

Đây là “bước đệm” cho các địa phương trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Từ năm 2018 đến nay, thông qua chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ 2058 đã giúp cho 407 lượt hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới vay vốn với số tiền hơn 19,7 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh, phát triển các mô hình kinh tế…

Bài, ảnh: Hà Nguyên - Kim Quang

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn TX. Hương Trà đã được hình thành, phát triển, góp phần giúp người nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách
Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”

TIN MỚI

Return to top