ClockThứ Tư, 14/07/2021 20:11

Thừa Thiên Huế cần phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bền vững

TTH.VN - Chiều 14/7, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc theo hình thức trực tuyến với tỉnh Thừa Thiên Huế về các nội dung liên quan đến lĩnh vực Công Thương. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự buổi làm việc.

Yêu cầu địa phương báo cáo tình hình sản xuất, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải phápVải thiều lên sàn & câu chuyện đầu ra cho nông sảnTận dụng cơ hội từ CPTPPDịch chuyển nghề trong mùa dịchChú trọng xây dựng, bảo hộ thương hiệuThay đổi tư duy là mấu chốt trong chuyển đổi sốThương mại, sản xuất thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của các nước ASEAN-6Đảm bảo cơ sở hạ tầng để đón đầu nhà đầu tư lớn, có thương hiệu

Điểm sáng thu ngân sách 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương báo cáo tại hội nghị

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch COVI-19, toàn tỉnh đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

Cụ thể, tổng sản phẩm trong tỉnh - GRDP ước đạt 15.581,26 tỷ đồng, bằng 45,34% so kế hoạch, tăng 5,64% so với cùng kỳ. Thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 4.540 tỷ đồng, bằng 74,9% dự toán và tăng 13,1% so với cùng kỳ; Điểm sáng đáng chú ý là thu ngân sách ước đạt 5.357 tỷ đồng, bằng 88,3% dự toán và tăng 33,4% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 11.772 tỷ đồng, bằng 43,6% kế hoạch, tăng 8,3% so với cùng kỳ…

Đối với ngành Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 ước tăng 5,71% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt khoảng 22.565,2 tỷ đồng, đạt 55,03% chỉ tiêu kế hoạch năm, tăng 11,73% so cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 500 triệu USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ và đạt 54,4% kế hoạch năm; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 340,1 triệu USD, tăng 56,0% so cùng kỳ năm 2020 và đạt 59,1% kế hoạch năm…

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương quan tâm, xem xét giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án liên quan đến lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh, để đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đảm bảo thu chi ngân sách.

Thực hiện "mục tiêu kép"

Buổi làm việc được tổ chức theo hình thức trực tuyến 

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận những kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên Huế và sẽ xem xét quyết định trong thời gian sớm nhất. Bộ trưởng đánh giá cao việc thực hiện các chiến lược phát triển của tỉnh tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, phát triển lĩnh vực công nghiệp; qua đó góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đảm bảo thu chi ngân sách.

“Tỉnh cần tiếp tục bám sát các định hướng của Trung ương, kiên trì thu hút đầu tư, đưa ra những giải pháp hiệu quả để phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo một cách bền vững; tiếp tục thúc đẩy, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu tại địa bàn; tăng cường tuyên truyền chính sách ưu đãi thu hút các mặt hàng xuất nhập khẩu…”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Khẳng định bên cạnh tập trung phòng chống dịch nhưng vẫn phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đang sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, đầu tiên phải chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, nghiêm túc thực hiện 5K. Chủ động đánh giá mức độ an toàn của dịch COVID-19, cập nhật bản đồ an toàn, sống chung với dịch bệnh để có phương án sản xuất phù hợp.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top