ClockThứ Ba, 24/03/2020 15:27

Hỗ trợ nhỏ, hiệu quả lớn

TTH - Dù nguồn kinh phí khuyến công địa phương “rót” xuống mỗi năm chưa nhiều, nhưng hiệu quả đem lại cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn là không hề nhỏ.

Hỗ trợ 180 triệu đồng trang bị máy thêu áo dàiChương trình khuyến công 2019: Về đích trước hạn

Máy điêu khắc gỗ vi tính CNC 3D vận hành 6 trục xoay nên điêu khắc cùng lúc 6 sản phẩm, nâng công suất lên gấp 3 lần so với trước

Những năm qua, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương triển khai hiệu quả nhiều hoạt động. Trong đó, hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm mới, góp phần nâng cao năng suất và tiết giảm nhân công được các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn đánh giá là một trong những hoạt động thiết thực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2019, nguồn vốn khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến cho 8 đề án với tổng kinh phí trên 800 triệu đồng. Các đề án tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chế biến hàng nông sản, sản xuất sản phẩm hàng lưu niệm - quà tặng; khuyến khích phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường..., đồng thời tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, thị xã với tổng kinh phí 240 triệu đồng. Kết quả có với gần 100 sản phẩm được bình chọn cấp huyện, 34 sản phẩm được bình chọn cấp tỉnh và 16 sản phẩm tham gia bình chọn cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Với mục đích đưa sản phẩm của các cơ sở CNNT trên địa bàn tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, Sở Công thương hỗ trợ tổ chức Hội chợ triển lãm với quy mô 300 gian hàng, trưng bày, giới thiệu tiềm năng phát triển các mặt hàng CNNT, các ngành nghề truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ của DN, cơ sở sản xuất các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên và trên cả nước nhằm tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho DN, cơ sở góp phần ổn định sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chủ Cơ sở điêu khắc mỹ nghệ Phúc Mai Trần Văn Ngọ, phường Thủy Châu (TX. Hương Thủy) cho rằng, mặc dù nguồn kinh phí hỗ trợ chưa nhiều, song đã phát huy tốt vai trò “vốn mồi”, khuyến khích các cơ sở sản xuất CNNT huy động vốn để đầu tư máy móc, phát huy tiềm năng và thế mạnh trong sản xuất sản phẩm lưu niệm- quà tặng phục vụ khách du lịch và hướng đến xuất khẩu.

Ông Ngọ thông tin, tháng 10/2019 cơ sở được hỗ trợ 100 triệu đồng để trang bị máy điêu khắc gỗ vi tính CNC 3D với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Sau khi đưa máy vào hoạt động, ngoài việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng đều hơn so với điêu khắc thủ công, hiện mỗi ngày cơ sở tiết giảm được 3 nhân công do máy vận hành tối đa 6 trục xoay, có thể điêu khắc cùng lúc 6 sản phẩm. Nhân công giảm, năng suất cao nên giá thành sản phẩm cũng giảm 1/3 so với trước. 

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Phan Hùng Sơn, các đề án hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã kịp thời khuyến khích các cơ sở CNNT, ngành nghề thủ công mỹ nghệ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất sản phẩm mới và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Qua đó, các cơ sở sản xuất đã mạnh dạn đầu tư, một đồng vốn khuyến công thu hút 1,5 đồng vốn đầu tư của DN góp phần tăng doanh thu, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho cơ sở, đồng thời tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần vào việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa bàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu

Sáng 24/1, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu
Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ

Bảo hộ và quản lý tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các đặc sản, sản phẩm lợi thế của địa phương là bước khởi điểm căn bản để nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn

Điểm nhấn công nghệ Việt Nam năm 2024 là sự kiện Tập đoàn NVIDIA (nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có giá trị vốn hoá 3.550 tỷ USD đã mua lại VinBrain của Tập đoàn Vingroup, tạo dấu mốc doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vươn ra biển lớn.

Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn

TIN MỚI

Return to top