ClockChủ Nhật, 21/03/2021 15:35

Đón đợi 'làn sóng' dịch chuyển đầu tư FDI vào các khu công nghiệp

Ngay từ khi thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, tình hình thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhất là thu hút đầu tư các dự án FDI gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình trạng trên, nhiều khu công nghiệp đã tiến hành các biện pháp đồng bộ nhằm chuẩn bị sẵn sàng thu hút đầu tư ngay sau khi dịch được kiểm soát, khống chế.

Hai tháng đầu năm, vốn thực hiện các dự án FDI tăng 2%Tháng 1, vốn thực hiện các dự án FDI tăng hơn 4%Hơn 55% doanh nghiệp FDI báo lỗ trong năm 2019Ai không quan trọng, miễn là đóng góp nhiềuMở cửa, nhưng chưa sẵn sàngSức bật FDI

Sản xuất dây cáp điện ô tô tại Công ty TNHH Dongjin Global (KCN Đất Đỏ I, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Nhiều biện pháp đồng bộ

Khu công nghiệp Đất Đỏ 1, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích 500 ha. Đây là khu công nghiệp xây dựng theo hướng đa ngành nghề, tập trung thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghệ kỹ thuật cao, ít thâm dụng lao động, không gây ô nhiễm môi trường. Khu công nghiệp này định hướng thu hút các nhà đầu tư với 70% là nhà đầu tư nước ngoài và còn lại là nhà đầu tư trong nước.

Hiện nay, khu công nghiệp đã ký hợp đồng thuê đất và biên bản ghi nhớ với 38 nhà đầu tư; trong đó, ký hợp đồng thuê đất là 27 nhà đầu tư, với diện tích 105,5 ha. Trong khu công nghiệp hiện có 7 dự án hoạt động, 2 dự án chuẩn bị hoạt động và 9 dự án chuẩn bị thủ tục xây dựng. Từ đầu năm đến nay, khu công nghiệp này đã thu hút được 6 dự án, nhưng đều là các dự án của các công ty trong nước.

Theo ông Nguyễn Khắc Thanh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tín Nghĩa - Phương Đông, chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Đất Đỏ I, từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay việc các nước đóng cửa biên giới và đường bay đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư FDI. Nhiều doanh nghiệp đã thuê cơ sở hạ tầng chuẩn bị triển khai dự án cũng không thể thực hiện, còn các doanh nghiệp muốn sang tìm hiểu đầu tư vào khu công nghiệp càng khó khăn hơn. Khu công nghiệp Đất Đỏ 1 không thu hút được dự án FDI nào mà chủ yếu ở trong nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Phía công ty đã triển khai nhiều biện pháp để chuẩn bị thu hút các nhà đầu tư thứ cấp khi tình hình dịch được kiểm soát, khống chế, các nước mở cửa đường biên giới, thông quan trở lại như: chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng để sẵn sàng đón nhà đầu tư, làm việc qua email để giới thiệu tổng quan và chi tiết khu công nghiệp, các chính sách, thủ tục cần thiết khi đầu tư vào đây…

Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, công ty cũng đã tiến hành nhiều chương trình xúc tiến đầu tư qua hội nghị xúc tiến đầu tư, các hiệp hội thương mại, đầu tư của các nước ở Việt Nam, thông qua các khách hàng đã đầu tư ở Việt Nam để họ giới thiệu hoặc các khách hàng trên mạng. Bởi vậy, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát phía công ty vẫn giữ các mối quan hệ trước đây để tiến hành thu hút đầu tư qua email với các khách hàng.

Nhờ đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giới thiệu cặn kẽ hạ tầng Khu công nghiệp Đất Đỏ 1 nên nhiều khách hàng đã tin tưởng ký giao ước, đặt cọc giữ đất… Đến nay, Khu công nghiệp Đất Đỏ 1 đã ký biên bản ghi nhớ, đặt cọc giữ đất với 11 doanh nghiệp FDI đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc...

Cũng lâm vào tình cảnh tương tự, hơn 1 năm sau khi dịch COVID-19 bùng phát, Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không thu hút được nhà đầu tư nước ngoài nào. Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức tiếp cận như: hội thảo online, quảng bá trên các trang web của tổ chức thương mại như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…, đến thời điểm này khu công nghiệp đã có được 10 khách hàng từ Nhật Bản, Hàn Quốc… ký thỏa thuận, giao ước giữ chỗ trong thời hạn 1 năm.

Ông Kazama Toshio, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ, chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 chia sẻ, ngoài hình thức ký thỏa thuận giao ước, nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc còn ủy thác cho đối tác ở Việt Nam đến tìm hiểu, nghiên cứu, lập dự án và chuẩn bị đầu tư. Riêng các doanh nghiệp đã đầu tư vào khu công nghiệp không thể trực tiếp đến Việt Nam, nhưng họ vẫn làm việc từ xa, triển khai xây dựng các hạng mục của dự án và đây là tín hiệu đáng mừng cho Phú Mỹ 3.

Sẵn sàng đón các nhà đầu tư

Theo Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh thu hút được 7 dự án vào các khu công nghiệp; trong đó, 3 dự án trong nước và 4 dự án FDI nội địa mở thêm các dự án sản xuất, không có dự án FDI từ các nước do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế, làn sóng đầu tư của doanh nghiệp FDI vào Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng.

Ông Nguyễn Anh Triết, Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, để sẵn sàng đón các nhà đầu tư khi dịch COVID-19 được kiểm soát, khống chế, chính quyền địa phương đã nỗ lực hỗ trợ các khu công nghiệp như: tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, chuẩn bị các quỹ đất sạch, vận động người dân thực hiện việc giải phóng mặt bằng và giúp nhà đầu tư thứ cấp tìm hiểu, tìm kiếm cơ hội đầu tư…

Cũng theo ông Triết, thời gian qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp theo hướng thu hút đầu tư có chọn lọc gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả quỹ đất và hình thành các cụm công nghiệp liên kết với nhau, tạo nguồn hàng cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, thực hiện điều chỉnh ngành, nghề để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.

“Từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có gần 50 nhà đầu tư tiềm năng đang theo dõi, ký biên bản ghi nhớ và đăng ký giữ đất với diện tích hơn 1.000 ha. Để đón "làn sóng" dịch chuyển đầu tư FDI đến Việt Nam, từ nay tới năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ mở rộng thêm 8 khu công nghiệp, bổ sung quỹ đất hơn 8.000 ha nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư”, ông Nguyễn Anh Triết thông tin.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

TIN MỚI

Return to top