ClockThứ Ba, 21/03/2023 14:02

Cộng đồng bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn

TTH - Tại Trung Trường Sơn, 545ha rừng nghèo được phục hồi thành rừng trung bình, 223 hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sinh kế và gần 8.000ha rừng tự nhiên được quản lý hiệu quả bởi cộng đồng. Đó là kết quả của dự án “Tăng cường vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn ở khu vực Trung Trường Sơn” do WWF thực hiện 5 năm qua.

Bảo vệ động vật rừng qua trải nghiệm mô hình Cà phê Sơn DãASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học

leftcenterrightdel
Cộng đồng tham gia tuần tra rừng 

17 cộng đồng được hỗ trợ sinh kế

Ông Phạm Văn Dương, đại diện Ban Quản lý rừng cộng đồng Cha Măng, xã Thượng Lộ (Nam Đông) chia sẻ, một thời người dân hầu như ít hiểu biết về vai trò của sự đa dạng sinh học, cây rừng, muông thú đối với sự sống của con người. Một bộ phận người dân vô tư khai thác gỗ rừng tự nhiên, săn bắt động vật hoang dã, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy. Điều đó gây tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng, sự đa dạng sinh học.

Quá trình tuyên truyền, vận động của ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương, người dân từng bước thay đổi nhận thức trong quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên và các loài động vật hoang dã. Một trong những bước tiến thay đổi nhận thức, tư duy bảo vệ rừng là từ khi người dân tham gia dự án “Tăng cường vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn ở khu vực Trung Trường Sơn” do WWF thực hiện.

Các ban quản lý rừng cộng đồng cũng được trang bị các kỹ năng truyền thông nhằm thay đổi nhận thức cộng đồng, từ đó có thể huy động người dân trong khu vực cùng bảo vệ rừng. TTH-FOSDA hướng dẫn các nhóm bảo vệ rừng sử dụng phương pháp “Cộng đồng nói với cộng đồng” trong truyền thông. Với phương pháp này, dự án lựa chọn các thành viên uy tín trong cộng đồng để trao đổi với bà con về bảo vệ rừng và các loài hoang dã tại các buổi họp thôn, hoặc thực hiện các hoạt động truyền thông lưu động để tiếp cận được nhiều người hơn. Có hàng chục buổi truyền thông lưu động và cuộc họp được tổ chức với 450 người được tiếp cận các thông tin do các nhóm thực hiện.Nhập nội dung ...

Nâng cao sinh kế cho cộng đồng địa phương là một cách để giảm sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên, từ đó giảm áp lực lên tài nguyên rừng và quản lý rừng bền vững hơn. Dự án đã hỗ trợ 223 hộ gia đình thuộc 17 cộng đồng, nhóm hộ phát triển các mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện địa phương, gồm trồng mây, gừng gió dưới tán rừng và trồng cây nghệ đen trên đất nương rẫy. Trong hoạt động này, phụ nữ đóng vai trò chủ chốt, là những người đã nêu các đề xuất về sinh kế, sau đó được tập huấn và hỗ trợ triển khai các mô hình này.

Để xây dựng được mô hình sinh kế phù hợp và bền vững, dự án nghiên cứu điều kiện tự nhiên và thị trường cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội của các địa phương. Một số loài cây lâm sản ngoài gỗ đã được lựa chọn để phát triển. Các lớp tập huấn về kỹ năng trồng và chăm sóc các loài này được tổ chức xuyên suốt dự án cho các hộ thành viên tham gia. Bằng việc trực tiếp tham gia gieo trồng, chăm sóc các loài lâm sản ngoài gỗ, làm vườn ươm, 17 cộng đồng và nhóm hộ không chỉ tăng thêm thu nhập mà còn giúp làm giàu 94ha rừng tự nhiên.

Bà Nguyễn Thị Thiên Thanh, cán bộ truyền thông WWF-Việt Nam cho rằng, cộng đồng địa phương và bản địa đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học. Với kiến thức bản địa sâu rộng, mối liên hệ chặt chẽ và lâu đời với thiên nhiên, cộng đồng địa phương được xác định là những người thực hiện công việc bảo tồn tốt nhất. Khi thấy được vai trò, lợi ích cũng như trách nhiệm của mình, họ sẽ tích cực tham gia và có những đóng góp to lớn để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Để hỗ trợ các cộng đồng địa phương vừa phát triển bền vững, vừa giữ gìn được hệ sinh thái có giá trị bảo tồn cao của các khu rừng Trung Trường Sơn, dự án huy động sự tham gia của nhiều bên để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất. Các giải pháp này được nghiên cứu, triển khai phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và giá trị truyền thống của cộng đồng trước khi đưa vào áp dụng. Với tâm huyết, nỗ lực của dự án và các đối tác, 5 năm qua, cộng đồng tại các huyện A Lưới, Nam Đông được hỗ trợ nguồn lực và năng lực kỹ thuật nhằm tạo ra những tác động tích cực lên tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong khu vực.

Dự án triển khai các biện pháp nâng cao năng lực cộng đồng nhằm bảo vệ rừng tự nhiên được giao, hoặc khoán cho cộng đồng quản lý. Nhiều lớp tập huấn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức với sự tham gia của khoảng 6.000 lượt người tại các huyện Nam Đông, A Lưới. Hoạt động được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD), Hội Chủ rừng phát triển bền vững Thừa Thiên Huế (TTH-FOSDA), Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học nước Việt xanh (GreenViet).

Khi được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết, kết hợp áp dụng công nghệ trong quản lý như phần mềm WebGIS, các cộng đồng đã thiết lập và vận hành hiệu quả mô hình quản lý rừng cộng đồng. Tính riêng địa bàn các xã thuộc dự án hỗ trợ, số vụ vi phạm khai thác gỗ tại mỗi xã từ 4-5 vụ các năm 2017-2018 đã giảm xuống còn 1-2 vụ năm 2021-2022.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Mặc dù những ngày cuối năm vô cùng bận rộn, phải hoàn tất các công việc để khép lại năm 2024 và chuẩn bị tâm thế cho Năm mới 2025, song cộng đồng người Việt tại Australia vẫn dành một khoảng thời gian quý giá để tề tựu bên nhau, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước.

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01

TIN MỚI

Return to top