ClockThứ Bảy, 07/12/2024 16:33

“Có bằng” là tự tin lái xe ra đường

TTH.VN - Gần đây, các trung tâm, đơn vị đào tạo lái xe mô tô, ô tô ở Huế không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới ứng dụng công nghệ để học viên khi được cấp giấy phép lái xe (GPLX)) là tự tin lái xe ra đường.

Lộ trình không thay đổiGần 700 học sinh, sinh viên tham gia ngày hội "Open Day - Mở cửa tương lai"

Thực hành trên cabin tập lái tại Trung tâm đào tạo nghề Tâm An 

 Tăng chất lượng trong đào tạo

Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An Huế là đơn vị chuyên đào tạo ô tô hạng  B1, B2 và C tại địa phương. Mấy năm nay, đơn vị này đã đầu tư cơ sở vật chất tại hai cơ sở ở tại TP. Huế và xã Lộc Điền (Phú Lộc), cùng với phương tiện thực hành, sân tập lái…

Mới đây, chương trình đào tạo ô tô được đổi mới theo Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, trung tâm đã áp dụng triển khai. Đầu năm 2022, học viên theo học tại trung tâm buộc phải hoàn thành quãng đường lái xe thực tế nhiều hơn so với trước và cùng thiết bị giám sát người lái, quãng đường (DAT). Quá trình thực hành trên đường được giám sát, ghi hình trực tiếp, truyền tải về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và lưu giữ trên phần mềm DAT. Việc áp dụng DAT đã giúp quá trình dạy, học lái xe ở trung tâm này được minh bạch hơn.

Đầu năm 2023, Trung tâm Tâm An đầu tư thêm trang thiết bị giúp học viên thực hành kỹ năng lái xe trên ca bin mô phỏng với các bài tập kỹ năng xử lý các tình huống trên đường cao tốc, đồi núi…

Anh Nguyễn Văn H. (Hương Thủy)-học viên vừa hoàn thành khoá học lái xe B2 ở Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An cho biết, thời gian đầu học với thiết bị DAT và phần mềm mô phỏng gặp nhiều áp lực, nhưng lại có “điều kiện" để cầm vô lăng nhiều hơn. “Được nhận bằng cuối năm 2023, là tôi tự tin lái ô tô đưa người thân dạo phố, trong khi nhiều người bạn trước đây khi có bằng lái phải mất nhiều thời gian thuê thầy kèm để thực hành thêm…”-anh H. chia sẻ

Một giáo viên ở Trung tâm đào tạo nghề Tâm An Huế nhận định, áp dụng chương trình đào tạo theo Thông tư 04, nhất là về tăng thời gian thực hành, tăng số km và tập kỹ năng xử lý 120 tình huống khi tham gia giao thông trên mô phỏng ca bin, chúng tôi thấy rất cần thiết. Đó là những thao tác thực tế giúp cho người học tự tin, xử lý tốt các tình huống có nguy cơ mất an toàn khi lái xe.

Nhiều cơ sở dạy lái ô tô đã đầu tư sân thực hành sát hạch các tình huống thường gặp khi lái xe 

Theo chia sẻ từ giáo viên này, sự thay đổi nội dung đào tạo theo Thông tư 04 của Bộ GTVT đã giúp người học ý thức nghiêm túc ngay từ ngày đầu cầm vô lăng. 

Xây dựng “thương hiệu” giáo viên

Trung tâm đào tạo lái xe mô tô, ô tô Masco Huế cũng chú trọng xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy theo Thông tư 04. Ngoài cơ sở vật chất hiện có, trung tâm trang bị thêm máy ghi nhận dữ liệu DAT, cabin học lái, phần mềm mô phỏng, xe ô tô mới có giá trị cao… để nâng cao chất lượng dạy và học lái xe ô tô tại trung tâm...

Theo lãnh đạo Trung tâm đào tạo lái xe mô tô, ô tô Masco Huế, từ khi đơn vị áp dụng thêm chương trình thực hành xử lý các tình huống khi tham gia giao thông trên cabin mô phỏng, rất nhiều học viên lo lắng. Vào các kỳ sát hạch, một số học viên không vượt qua ở phần kiểm tra ca bin mô phỏng, làm cho kết quả thi giảm. Đơn cử, năm 2023, đơn vị đào tạo gần 3.000 học viên lái xe ô tô hạng B1, B2 và C; trong đó tỷ lệ thi đỗ sát hạch lần 1 đạt trên 65%; giảm 5-10% so với những năm trước đây. Hiện nay, Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Masco Huế đã trang bị thêm hệ thống máy tính để học viên ôn luyện; đồng thời yêu cầu giáo viên dạy lái phải dành nhiều thời gian hướng dẫn học viên thực hành xử lý các tình huống.

Các trung tâm, cơ sở dạy lái xe ở Huế chú trọng đào tạo lý thuyết và văn hoá tham gia giao thông cho học viên

Theo tìm hiểu của chúng tôi, gần đây, các trung tâm, cơ sở đào tạo lái xe ô tô, mô tô giao thêm chỉ tiêu nhận học viên cho giáo viên. Do đó, các giáo viên luôn tự rèn luyện để nâng cao trình độ, cập nhật các phương pháp dạy hiệu quả, không chỉ xây dựng “thương hiệu” cho trung tâm, cơ sở đào tạo mà còn cho cá nhân giáo viên. Bên cạnh đó, các trung tâm, cơ sở cũng áp dụng chủ trương xã hội hoá, khuyến khích giáo viên đầu tư phương tiện tập lái cá nhân để tăng tính chủ động trong đào tạo, vừa giảm áp lực nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm.

Điển hình như Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An Huế đến nay đã đầu tư hơn 100 phương tiện ô tô dạy thực hành; trong đó hơn 60% số lượng ô tô được huy động từ nguồn vốn tự có của cán bộ, giáo viên trong đơn vị. Với phương thức đầu tư phương tiện này, giáo viên tại trung tâm chủ động trong quá trình dạy. Lãnh đạo Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An Huế cho biết, từ năm 2021 khi phát động phong trào giáo viên tự chủ đầu tư phương tiện dạy lái, đến nay phần lớn cán bộ, giáo viên trong đơn vị đã hưởng ứng tham gia.

Ông Nguyễn Huỳnh Quang, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo-sát hạch và người lái (Sở GTVT) cho biết, hiện nay, toàn bộ quá trình dạy, học đều được giám sát bằng thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ GTVT ban hành. Phòng thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo Sở GTVT tổ chức các đợt kiểm tra, rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, sát hạch cấp GPLX trên địa bàn. Ngoài ra, còn kiểm tra, giám sát dữ liệu từ thiết bị giám sát thời gian, quãng đường học lái xe trên đường của học viên (DAT), nếu phát hiệu sai phạm sẽ xử lý, chấn chỉnh kịp thời. "Hiện nay các học viên đã học thật và thi thật. Khi có bằng là chắc tay nghề, tự tin lái xe ra đường"- ông Nguyễn Huỳnh Quang nói.

Quá trình dạy, học lái ô tô được giám sát bằng thiết bị chuyên dụng

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 5 sở đào tạo, sát hạch cấp GPLX ô tô, mô tô. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp GPLX, các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp GPLX đã lắp đặt camera giám sát từ xa toàn bộ quá trình học và sát hạch của học viên, truyền dữ liệu về hệ thống thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bảo đảm bí mật, không cho phép can thiệp kết quả đào tạo, sát hạch. Trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã tổ chức sát hạch, cấp mới 19.659 GPLX mô tô và 6.338 GPLX ô tô các hạng; đổi, cấp lại 8.979 GPLX mô tô và 10.635 GPLX ô tô các hạng.

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dịch vụ dọn nhà đón Tết hút khách

Càng gần tết, nhu cầu về dịch vụ vệ sinh nhà cửa càng tăng. Các công ty có dịch vụ vệ sinh nhà cửa đang tất bật tăng tốc để đáp ứng nhu cầu.

Dịch vụ dọn nhà đón Tết hút khách

TIN MỚI

Return to top