ClockChủ Nhật, 28/08/2022 07:02

Chung tay giảm rác thải nhựa

TTH - Những năm gần đây, ngành nhựa Việt Nam có tốc độ phát triển tương đối nhanh so với nền kinh tế (tăng 16%-18%/năm); thậm chí có nhiều mặt hàng thuộc ngành nhựa có thể đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 100%.

Đẩy mạnh truyền thông giảm thiểu rác thải nhựa và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồnHành động nhỏ, ý nghĩa lớnHạn chế rác thải nhựa ở thành phố Huế

Rác thải nhựa còn vứt xả bừa bãi tại các bến âu thuyền, bãi biển ở Huế

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2018, sản lượng sản xuất ngành nhựa tăng 7%, đạt 8,3 triệu tấn, trong đó sản xuất nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị của ngành, đạt 36%.

Thống kê của Ủy ban châu Âu, đến năm 2018, ước tính trên thế giới có khoảng 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa được sản xuất, trong đó khoảng 6,3 tỷ tấn trở thành rác thải. Mỗi năm có khoảng 1,8 đến 12,7 tấn rác thải nhựa (RTN) được thải ra biển. Theo Liên Hiệp Quốc, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm RTN lớn trên thế giới.

Một nghiên cứu của TS. BS.  Phạm Đức Phúc, Viện trưởng Viện Sức khỏe Môi trường và Phát triển bền vững, thuộc Hội Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, vừa tham gia khóa tập huấn truyền thông giảm RTN tại TP. Huế vào ngày 23/8 lo lắng chỉ ra rằng, trong khi ngày càng nhiều đồ nhựa được sản xuất nhưng sau khi sử dụng thì xấp xỉ 2/3 số ấy bị bỏ đi và 15% thải vào nước, còn lại một tỷ lệ rất nhỏ được tái chế và đốt. Khi đồ nhựa được thải bỏ, nhiều hóa chất từ nhựa sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước. Đặc biệt, khi đốt RTN (rác thải y tế) gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất độc dioxin, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Trong môi trường biển, do đặc điểm cấu trúc và tác động của nhiều quá trình tự nhiên, RTN phát tán, lan truyền nhanh trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển của nhiều loài thủy sinh, gây nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học trên biển.

Đáng chú ý nhất là nhóm vi nhựa do quá trình phân rã rác nhựa có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể của các loài sinh vật trong nước ngọt và trong môi trường biển. Chúng có thể là vật trung gian gây tích tụ các loại chất độc hại, giúp các chất này xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây độc đối với con người và hệ sinh thái.

Hiện nay không riêng ở địa bàn Thừa Thiên Huế, RTN có khắp nơi, từ hang cùng ngõ hẹp, ngóc ngách, trên mặt nước, bãi biển... Nguồn thải này chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh của người dân. Việc vứt xả RTN bừa bãi, gia tăng là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương. Thực trạng này hiện không khó để bắt gặp ở các sông, ao hồ, đầm phá, bờ biển ở huyện, thị Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Trà...

Giải pháp nào để giảm RTN là vấn đề không còn mới nhưng luôn mang tính thời sự. Các ban, ngành, đơn vị chức năng địa phương cần tiếp tục, tăng cường quản lý, tái sử dụng, góp phần giảm thiểu RTN gắn với các phong trào "Ngày Chủ nhật xanh", "Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần", "Tuyên chiến với RTN"... để thay đổi ý thức của mọi người dân trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh.

Đáng mừng, hiện nay, TP. Huế đang triển khai dự án "Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam" với sự  tài trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Na Uy (thông qua WWF - Việt Nam) nhằm mục tiêu bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước, ven biển không bị ô nhiễm bởi RTN với một loạt các biện pháp can thiệp có sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng địa phương với mục tiêu giảm 30% lượng thất thoát RTN vào năm 2024.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Chung tay vì người nghèo.

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách được triển khai thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn TX. Hương Trà đã góp phần tích cực thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Chung tay vì người nghèo
Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo

Phát huy lợi thế kinh tế vườn và phát triển chăn nuôi, thời gian qua chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể phường Thủy Biều (TP. Huế) đã huy động nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo cây, con giống cũng như bổ sung các tiêu chí thiếu hụt nhằm tạo sự đồng thuận, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo

TIN MỚI

Return to top