ClockThứ Tư, 07/12/2022 14:07

Chủ động ứng phó sạt lở

TTH - Do không khí lạnh được tăng cường bổ sung liên tục nên mưa trên địa bàn tỉnh có khả năng kéo dài đến ngày 9/12. Chủ động ứng phó sạt lở được xem là giải pháp ưu tiên được triển khai hiện nay ở các địa phương trên cơ sở thông báo cảnh báo các vị trí nguy cơ cao của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

Mưa lớn, nguy cơ lũ quét ở miền núiĐầu tư kè ứng phó sạt lở bờ sôngỨng phó với mưa lạnh vùng núi cao

Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan sạt lở mái taluy dương trong mùa mưa lũ

Trên địa bàn tỉnh có 51 vị trí xung yếu, nguy cơ sạt trượt đất, lũ ống, lũ quét xảy ra trong mùa mưa bão, tập trung nhiều nhất ở vùng miền núi, gò đồi. Từ nhiều năm nay, công tác di dời dân, bố trí cán bộ trực tiếp về các thôn, bản cơ sở nhằm chủ động di tản, thậm chí cưỡng chế, trong tình huống có mưa lớn, bão lụt luôn được chính quyền địa phương chủ động triển khai.

Với đặc điểm địa hình đồi núi, độ dốc lớn, A Lưới là huyện miền núi trọng điểm của sạt lở đất trên các tuyến giao thông, đồi núi và khu vực sông suối. Thông báo cảnh báo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, ngoài các vị trị cần đề phòng trượt lở đất đá đồi núi, các địa bàn dân cư dọc tuyến Quốc lộ 49, cần hết sức lưu ý các điểm nguy cơ rất cao trượt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực đèo Pê Ke và khu vực sạt lở phía sau chợ Bốt Đỏ (xã Phú Vinh, A Lưới).

Ông Hồ Chính Bê, Chủ tịch UBND xã Phú Vinh cho biết, điểm sạt lở quả đồi gần sát khu dân cư (gồm 32 hộ dân) xuất hiện từ năm 2018 với hiện trạng trên đỉnh đất đồi đã nứt và kéo dài hàng chục mét. Xã luôn xây dựng phương án ứng phó thiên tai chi tiết tại khu vực này. Địa phương tiến hành khảo sát nhiều lần và ý kiến cử tri cũng đề xuất xây dựng kè kiên cố và giải phóng lượng đất đá ở đây dùng san lấp đất nền cho khu tái định cư gần đó.

Mỗi mùa mưa lũ - như thời điểm hiện nay, xã có thông báo di dời, bố trí cán bộ xuống địa bàn di chuyển các hộ dân sang khu vực các kiốt chợ gần đó hoặc sang nhà văn hóa lánh tạm. Trong lúc chờ dự án (DA) triển khai, việc chủ động của chính quyền địa phương cũng như ý thức người dân là quan trọng, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trong mưa lũ.

Ông Hồ Chính Bê thông tin, đối với điểm sạt lở núi ở khu vực Bốt Đỏ, UBND huyện A Lưới đã giao Ban Đầu tư xây dựng khu vực huyện mời đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế tính toán các hạng mục cần đầu tư và báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương xử lý điểm sạt lở này. Theo đó, sẽ tiến hành san gạt quả đồi và lấy phần đất đó san lấp cho khu vực hồ nuôi cá bên này, tạo mặt bằng cho khu dân cư sau này. Dự kiến, kinh phí thực hiện khoảng 20 tỷ đồng.

Tại khu vực cụm thủy điện thuộc hệ thống sông Rào Trăng, nằm trên địa bàn các huyện Phong Điền - A Lưới, từ sáng 6/12, UBND xã Phong Xuân đã tiến hành “cấm đường 71” nhằm đề phòng sạt lở, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trong khu vực. Thông báo cấm đường cũng được gửi đến chủ đầu tư các công trình thủy điện nhằm chủ động lương thực, vật tư ứng phó mưa lớn nguy cơ sạt lở đất trên trục đường 71.

Tuyến đường 71 dài khoảng 50km, được Công ty CP Thủy điện Trường Phú, Công ty CP Thủy điện Alin B2, Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 3 và Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 4 cùng đầu tư xây dựng từ nguồn vốn tự có và vốn vay của doanh nghiệp, nhằm mục đích phục vụ thi công và quản lý vận hành sau khi DA Nhà máy thủy điện (NMTĐ) Alin B1, NMTĐ Alin B2, NMTĐ Rào Trăng 3, NMTĐ Rào Trăng 4 đi vào hoạt động. Đây là tuyến huyết mạch phục vụ vận hành, cứu hộ, cứu nạn của các NMTĐ và di chuyển qua lại của người dân trong vùng. Từ năm 2020, sạt lở bắt đầu xuất hiện nhiều trên tuyến đường này gây nguy hiểm trong việc đi lại và khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn trên khu vực cụm thủy điện Rào Trăng.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư công trình thủy điện, thủy lợi phải có phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cán bộ, nhân viên, người lao động, rút toàn bộ công nhân khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất. Bố trí biển cảnh báo hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực hiện trường thi công dở dang. Chú ý chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thiết bị thông tin liên lạc, nguồn điện dự phòng, thuốc chữa bệnh.

Chú ý kiểm tra, phát hiện các điểm nguy cơ sạt lở ven hồ, thượng và hạ lưu công trình đầu mối. Kiểm tra tình hình trượt lở ven hồ phía thượng lưu đập dâng, đập tràn, đề phòng đất đá sạt lở mạnh gây sóng lũ và nước hồ dâng đột ngột tràn qua đập gây sự cố công trình. Đề phòng hiện tượng sạt lở sườn đồi bờ sông phía hạ lưu đập dâng, đập tràn làm hạn chế thoát lũ và đe dọa đến vận hành an toàn công trình. Rút toàn bộ lực lượng thi công ra khỏi khu vực có nguy cơ cao đã cảnh báo.

Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, từ năm 2012-2013, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Trường đại học Khoa học Huế tiến hành cắm nhiều bảng cảnh báo nguy hiểm ở một số khu vực có nguy cơ sạt trượt đất như đèo Phú Gia, Mũi  Né… và tổ chức nhiều lớp tập huấn về PCTT tại các địa phương.

Trong điều kiện dự báo, cảnh báo sạt lở đất gặp khó khăn vì liên quan đến nhiều yếu tố như mưa, lũ lụt, địa tầng, cấu trúc địa chất. Việc điều tra, thiết lập các bản đồ cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở đất là một trong những tài liệu rất có giá trị để các cơ quan chuyên môn tham mưu chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai công tác di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, đồng thời làm cơ sở để tỉnh quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top