ClockThứ Tư, 24/04/2024 05:51

Chợ truyền thống cần thay đổi trong thời kỳ thương mại điện tử

TTH - Với những tiện ích nổi bật của các sàn thương mại điện tử, chợ truyền thống và các tiểu thương cần có những thay đổi, thích nghi để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình trong giai đoạn mới.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba: Mô hình cần được nhân rộngNgăn ngừa cháy chợĐảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy chợ

 Không gian bán hàng trực tuyến được Ban Quản lý chợ Đông Ba ấp ủ

Nhiều tiểu thương gặp khó

Trong thời kỳ bùng nổ của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada…, các bạn trẻ, thậm chí cả những cô, dì lớn tuổi cũng dần thay đổi thói quen mua sắm. Thay vì đến các ngôi chợ để mua hàng, giờ đây với chiếc điện thoại trong tay, nhiều người chỉ cần nằm ở nhà, truy cập vào các sàn thương mại điện tử cũng có thể mua sắm cho mình những mặt hàng ưng ý.

Ngoài việc thu hút khách hàng bằng nhiều ưu đãi, các sàn thương mại điện tử cũng cho phép người dùng tổ chức các phiên livestream bán hàng trực tuyến để quảng bá các sản phẩm với khách hàng. Tại những phiên bán hàng trực tuyến này, người bán có thể chủ động “chốt đơn”, trả giá hay có những ưu đãi để chiều lòng khách hàng. Nhờ thế, có những người kiếm được hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng sau những phiên bán hàng trực tuyến như vậy.

Không chỉ tại các sàn thương mại điện tử với những mặt hàng như quần áo, giày dép, phụ kiện… được nhiều người dân ưa chuộng, hiện nay tại các siêu thị như Winmart cũng có dịch vụ đi chợ trực tuyến. Điều này khiến cho nhiều người ngày càng bỏ qua chợ truyền thống để hướng đến những lựa chọn tiện lợi hơn. Chính điều này đang khiến cho những tiểu thương buôn bán theo cách truyền thống rơi vào cảnh ế ẩm. Trước xu thế thời đại, họ bắt buộc phải bắt kịp với xu thế công nghệ mới có thể cải thiện tình hình kinh doanh.

Dạo một vòng quanh các khu chợ truyền thống tại Huế như chợ Bến Ngự, chợ An Cựu, chợ Trường An, chợ Đông Ba, không khó nhận ra tình cảnh đìu hiu, vắng vẻ, nhất là tại những lô hàng bán quần áo, giày dép, phụ kiện… Nhiều tiểu thương chia sẻ, giờ bán được hôm nào thì hay hôm đấy. “Ngày xưa người dân còn thường xuyên đi chợ, dì cũng có đồng ra đồng vào. Nhưng dạo này vắng khách nên cũng ế ẩm hơn trước nhiều. Khách người ta mua hàng trên internet hoặc vào các “shop” bán quần áo, chẳng ai mua trong chợ nữa”, bà Trần Thị Đông Thư, tiểu thương chợ An Cựu cho biết.

Tình trạng vắng khách cũng diễn ra tại chợ Đông Ba, đặc biệt tại các gian hàng quần áo, giày dép, phụ kiện…, mặc cho các tiểu thương cũng thường xuyên cập nhật những mẫu mã mới, giá cả cũng ở mức phải chăng nhưng khách hàng cứ ngày một thưa thớt. “Bữa ni các bạn trẻ bán hàng online nhiều, khách hàng cũng mua online nhiều nên chợ truyền thống không được đông khách như ngày xưa”, bà Lê Thị Kim Chi, tiểu thương chợ Đông Ba bộc bạch.

Dù biết thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi, biết rằng việc bán hàng trực tuyến tại các sàn thương mại điện tử có thể đem đến lợi nhuận và thu hút khách hàng hơn, nhưng nhiều tiểu thương lớn tuổi, không theo kịp được công nghệ nên họ đành bất lực với sự dịch chuyển thói quen của người tiêu dùng và vẫn chưa thể thay đổi cách thức buôn bán để cải thiện tình hình.

Cần nỗ lực thích nghi

Dẫu biết có khó khăn trong việc thích nghi với một cách làm mới, một phương thức kinh doanh mới, nhưng nếu như giữ mãi phương thức kinh doanh truyền thống thì chắc chắn sẽ bị đào thải. Trước tình hình buôn bán ế ẩm của nhiều ngành hàng, cũng như hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con tiểu thương, Ban Quản lý chợ Đông Ba ấp ủ ý định triển khai các gian hàng trực tuyến để hỗ trợ cho các tiểu thương trong việc bán hàng. Trong giai đoạn đầu triển khai các gian hàng trực tuyến, Ban Quản lý chợ sẽ bố trí nhân lực, phương tiện để hỗ trợ về cách thức, công nghệ cho tiểu thương.

“Bên cạnh việc triển khai các lớp tập huấn bán hàng trực tuyến, Ban Quản lý chợ đã làm việc với Trường cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế để hỗ trợ cho các tiểu thương lớn tuổi trong thời gian sắp tới”, bà Hoàng Thị Như Thanh, Trưởng Ban Quản lý chợ Đông Ba chia sẻ.

Trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với nhiều loại hình thương mại khác, hi vọng các tiểu thương tại những ngôi chợ truyền thống sẽ kịp thời thay đổi mạnh mẽ từ tư duy đến hành động để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong giai đoạn mới.

ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe

Cải thiện an toàn thịt lợn tại các cơ sở giết mổ và chợ truyền thống là mục tiêu hướng đến tại Hội nghị tổng kết Hợp phần An toàn thực phẩm Sáng kiến Một Sức Khỏe do Quỹ CGIAR Trust Fund tài trợ, Viện Thú y thuộc Bộ NN & PTNT phối hợp cùng Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức, diễn ra tại TP. Huế trong ngày 27/12.

An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

TIN MỚI

Return to top