ClockThứ Hai, 25/09/2023 06:30

Chỉ thị 40 và sức mạnh từ sự đồng lòng - Bài 1: Luồng gió mới

TTH - Tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội... Để phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Đoàn kết, đồng lòng, chung tay xây dựng cộng động kiều bào lớn mạnh, phát triểnSức mạnh đồng lòngSức mạnh từ sự đồng lòng

Nếu nói tín dụng chính sách như cánh buồm đưa con thuyền an sinh vươn khơi thì Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được xem như ngọn gió đẩy con thuyền ấy đi nhanh và đi đúng hướng hơn.

 
 Các địa phương bố trí địa điểm thuận tiện cho điểm giao dịch xã

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, vai trò trong tham gia chỉ đạo điều hành của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và đến tận các thôn, tổ có ý nghĩa quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Theo đánh giá từ Ngân hàng Chính sách xã hội, một trong những thành quả lớn nhất sau 9 năm thực hiện chủ trương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội chính là việc kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH từ cấp tỉnh đến cấp huyện.

Theo đó, từ năm 2015 đến nay, Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện được bổ sung thêm thành viên là Chủ tịch UBND cấp xã. Chủ trương này đã góp phần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước và khẳng định được trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở. Việc quản lý và thực hiện các chương trình tín dụng chính sách từ đây mang lại đạt hiệu quả cao hơn, mọi chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về tín dụng chính sách được nắm bắt và triển khai kịp thời đến người dân.

Ngoài ra, để thực hiện đúng quy chế tổ chức và hoạt động, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp cũng thường xuyên quan tâm, chỉ đạo hoạt động của NHCSXH trong việc xây dựng và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội, một trong những nội dung chỉ đạo quan trọng trong Chỉ thị 40.

Ông Hồ Trọng Chăn, Chủ tịch UBND xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới chia sẻ, toàn xã có hơn 1.000 hộ dân, trong đó 90% là đồng bào dân tộc Tà Ôi. Vì thế, việc phát triển tín dụng chính sách trên địa bàn có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ nâng cao đời sống người dân mà còn có ý nghĩa chiến lược về mặt chính trị. Nhận thức được điều này, Đảng ủy, chính quyền xã Quảng Nhâm luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động NHCSXH. Thường xuyên chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc cho NHCSXH. Riêng với nhiệm vụ triển khai, quản lý vốn tín dụng chính sách của Chủ tịch UBND xã, bản thân thường xuyên chỉ đạo các bộ phận liên quan tiến hành rà soát, bổ sung danh sách đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách, phê duyệt hồ sơ vay vốn. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đúng theo nội dung được phân công…

Việc triển khai và duy trì hoạt động thường xuyên 141 điểm giao dịch xã tại 141 xã, phường, thị trấn cũng là một trong những mấu chốt quan trọng giúp phát huy hiệu quả tích cực trong hoạt động của NHCSXH. Các điểm giao dịch này vừa đảm bảo NHCSXH tổ chức giao dịch an toàn, vừa giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khi đi vay hoặc thanh toán nợ, lãi, gửi tiền tiết kiệm và tiếp cận các dịch vụ tiện ích khác của NHCSXH được thuận lợi và dễ dàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại cho người vay, đồng thời kiểm tra, đối chiếu vốn vay một cách công khai khi cần thiết.

Nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ cho các học sinh, sinh viên nghèo theo đuổi ước mơ 

Không để thôn, bản trắng tín dụng chính sách

Với sự nhập cuộc của các tổ chức, cơ sở Đảng trong vai trò chỉ đạo, điều hành và sự vào cuộc của chính quyền các cấp đã góp phần quan trọng đưa nguồn vốn tín dụng chính sách phủ sóng khắp các vùng núi, vùng biển, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, nguồn vốn tín dụng chính sách đến được với người dân tại 141 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, không có thôn, bản trắng tín dụng chính sách. Cùng với sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp của các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác đã đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến gần hơn với người dân, chất lượng tín dụng nhờ đó cũng đã được nâng cao. Hiện, trên địa bàn toàn tỉnh có 2.340 tổ tiết kiệm và vay vốn có nhiệm vụ kết nối hội viên góp phần tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng thời hạn.

Bà Hoàng Thị Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Tà Roi, xã A Ngo (A Lưới) chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong hoạt động của tổ chính là tâm lý người dân. Để tạo dựng được thói quen tiết kiệm hàng tháng cũng như ý thức tự lực, tự cường trong phát triển kinh tế là điều không mấy dễ dàng. Muốn làm được điều này, cán bộ tổ vừa như người bạn, người anh em trong gia đình để nắm bắt tâm lý cùng người dân vượt qua khó khăn, vừa là tấm gương, gương mẫu trong phát triển kinh tế cũng như sử dụng vốn vay phải hiệu quả. Từ đó, người tổ trưởng mới có thể hướng dẫn, định hướng hỗ trợ hội viên trong tận dụng lợi thế của các nguồn vốn vay ưu đãi, giúp hội viên phát triển kinh tế.

Nhờ sự nhập cuộc đồng bộ này, chất lượng tín dụng được củng cố, nâng cao. Trước khi có Chỉ thị số 40, số nợ quá hạn trên địa bàn là 5,004 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,3%, số xã (phường, thị trấn) có nợ quá hạn là 121 xã, chiếm tỷ lệ 79,60%. Thì đến nay, nợ quá hạn còn 1,673 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,04%, số xã có nợ quá hạn là 39 xã. Từ khi thực hiện Chỉ thị số 40, nợ quá hạn giảm 3.331 triệu đồng, tỷ lệ giảm 0,26%, số xã có nợ quá hạn giảm 89 xã, không có tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loại yếu kém.

Chính sách tín dụng cùng với các chính sách khác góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 từ 21,17% xuống còn 3,56% vào cuối năm 2022 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH đầu tư cho vay tại các xã xây dựng nông thôn mới đã góp phần giúp 65/94 xã được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, 2 huyện hoàn thành và đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.
Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 – 2029
Đoàn kết - Sức mạnh tạo nên thành công

Đời sống Nhân dân ngày một đi lên, bộ mặt tỉnh ngày càng khởi sắc... đó là những kết quả của sự đồng thuận giữa chính quyền và Nhân dân, là sức mạnh của khối đại đoàn kết ngày càng được củng cố. Mặt trận các cấp từ tỉnh đến cơ sở cũng đã thể hiện rất rõ và thực hiện rất tốt vai trò, vị trí của mình khi tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị “Văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”.

Đoàn kết - Sức mạnh tạo nên thành công
Vận động tốt là “chìa khóa” của tập hợp sức mạnh

Phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) huyện Phú Vang đã nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vận động tốt là “chìa khóa” của tập hợp sức mạnh

TIN MỚI

Return to top