ClockThứ Sáu, 15/09/2023 06:55

Các tôn giáo tích cực tham gia bảo vệ môi trường

TTH - Nhiều mô hình hay, cách làm tốt trong bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) được các tôn giáo địa phương triển khai hiệu quả, tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong bảo vệ môi trường

Các tôn giáo địa phương tập huấn phát huy vai trò trách nhiệm BVMT và ứng phó BĐKH 

Gần đây, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng các tổ chức tôn giáo đã đưa nội dung BVMT và ứng phó với BĐKH vào chương trình, kế hoạch hoạt động sinh hoạt tôn giáo. Từ đó mỗi cá nhân, tổ chức phát huy vai trò, trách nhiệm chung tay, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc.

Hiện nay, các tôn giáo ở địa phương đã hình thành mô hình đội “Ứng cứu khẩn cấp thiên tai, thảm họa” với gần 380 thành viên sinh hoạt ở các huyện, thị… nhằm góp phần cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp thiên tai, bão lũ; đồng thời, dạy bơi cho trẻ từ 8 - 14 tuổi tại cộng đồng. Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Hải Đức (chùa Hải Đức, TP. Huế), Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (TP. Huế)… đã phối hợp xây dựng các mô hình điểm cấp quốc gia về BVMT và ứng phó với BĐKH.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế cũng như Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng Hải Đức, thường tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT, bằng những hành động cụ thể cho người dân theo phương châm 4T: tiết giảm - tái chế - tái sử dụng - thể hiện lòng nhân ái. Đồng thời, tổ chức ngày hội định kỳ hàng tuần, hàng tháng "Đổi rác lấy quà tặng", theo hình thức cứ 5kg giấy loại (hoặc 20 chai nhựa) được đổi thành 1 mũ vải... Toàn bộ bộ kinh phí được quy đổi và trao tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Huế. Nhiều giáo xứ ở Phú Vang, Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà phát động phân loại rác tại nguồn.

Dự án (DA) “Tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH trong cộng đồng tôn giáo” được triển khai trên địa bàn tỉnh, đến nay đạt được nhiều kết quả khích lệ. Dấu ấn của DA là tổ chức gần 10 khóa tập huấn cập nhật kiến thức về BVMT, quản lý rủi ro thiên tai, lồng ghép tiêu chuẩn cứu trợ tối thiểu (Sphere) và ứng phó với tình trạng khẩn cấp ở cấp tỉnh cho các lãnh đạo tôn giáo, cơ quan, ban ngành, và các nhà hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, DA triển khai 46 chiến dịch truyền thông cho hơn 7.000 lượt người tham gia nâng cao kiến thức về BVMT, ứng phó BĐKH.

Trong khuôn khổ Chương trình “Thành phố sạch, Đại dương xanh” (CCBO) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu về rác thải nhựa đại dương, Trung tâm Hàm Long (trung tâm) đã phối hợp xây dựng thí điểm mô hình phân loại và tái chế rác tại nguồn ở phường Hương Long, Thủy Biều (TP. Huế). Từ nay đến năm 2024, trung tâm tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực về quản lý chất thải rắn sinh hoạt bền vững cho cán bộ địa phương, thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn cho hàng trăm hộ dân…

Ông Nguyễn Hoàng Phước, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường cho hay, các tổ chức tôn giáo đã phối hợp triển khai các hoạt động BVMT ở địa phương, như duy trì phong trào Chủ nhật xanh; chống rác thải nhựa, phân rác tại nguồn, sạch nhà, đẹp ngõ, giữ gìn cảnh quan nơi công cộng, khu dân cư… Qua đó, đã huy động thêm các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong, ngoài nước, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội của tỉnh nhà.

Bài, ảnh: MINH HOÀI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

TIN MỚI

Return to top