ClockThứ Năm, 08/09/2022 11:29

Bộ Công Thương tăng hậu kiểm an toàn thực phẩm

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp lễ, hội, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với các địa phương tăng cường hậu kiểm.

Xuất nhập khẩu khả quan trong 8 tháng đầu nămHuế có 18 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vựcCần tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine COVID-19 cho các nhóm dễ bị tổn thươngSingapore, Malaysia tiếp tục hợp tác trong nền kinh tế số và kinh tế xanhLưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh

Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Thuận kiểm tra thực phẩm của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN

Đơn cử như trước dịp nghỉ lễ 2/9, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn kiểm tra tại các tỉnh như: Cà Mau, Long An, Kom Tum, Thừa Thiên Huế... Cùng với đó, lực lượng quản lý thị trường cũng đẩy mạnh hoạt động kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Qua đó, phát hiện nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm bánh trung thu có nhãn hiệu và tên nước ngoài không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Theo đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), mới đây, Bộ Công Thương đã chủ động lập kế hoạch và chủ trì các đoàn kiểm tra hậu kiểm tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Qua kiểm tra cho thấy, ngành công thương ở các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện rất tốt quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền được triển khai thường xuyên và cao điểm ở các đợt như tháng hành động về an toàn thực phẩm, dịp lễ hội.

Ngoài ra, các đơn vị cũng rà soát, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm nhóm mặt hàng do Bộ Công Thương được phân công quản lý theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn thực phẩm (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP), quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm cũng được thực hiện đầy đủ và kịp thời.

Tại thời điểm hiện tại, thị trường bánh trung thu bắt đầu sôi động và là cao điểm lưu thông các mặt hàng thực phẩm như nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng... trên thị trường. Chính vì vậy, nguy cơ các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm trà trộn rất cao.

Vì vậy, để giảm tối thiểu tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường… Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, bánh trung thu.

Cùng đó, kiểm soát các cơ sở sản xuất rượu, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

Riêng việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung Thu, vừa qua với vai trò là đơn vị đầu mối trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Vụ Khoa học công nghệ đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tích cực triển khai các hoạt động.

Chẳng hạn như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức kiểm tra tập chung vào sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo, bánh trung thu nói chung và đã có nhiều vụ việc bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán trên mạng xã hội và vận chuyển tiêu thụ trên thị trường được các lực lượng chức năng phát hiện xử lý.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm bánh Trung Thu có đầy đủ tem nhãn bằng tiếng việt ghi rõ địa chỉ cơ sở sản xuất, hạn sử dụng cũng như thông tin về chất lượng sản phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top