ClockThứ Tư, 16/10/2019 08:45

6 nhóm giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với 6 nhóm giải pháp trọng tâm.

Mở rộng điều tra, đối tượng lừa 12 tỷ đồng của doanh nghiệp Tuyết LiêmKhởi tố thêm 2 bị can liên quan đến Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Liêm

Cụ thể, nhóm giải pháp 1 là tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững của doanh nghiệp khu vực tư nhân;

Nhóm giải pháp 2 là khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường;

Nhóm giải pháp 3: Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Nhóm giải pháp 4: Hỗ trợ nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp;

Nhóm giải pháp 5: Khuyến khich doanh nghiệp khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0;

Nhóm giải pháp 6: Tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển hiệu quả, bền vững.

Đổi mới sáng tạo doanh nghiệp tư nhân

6 nhóm giải pháp trên nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng trưởng chất lượng và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Mục tiêu cụ thể là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân, phấn đấu có ít nhất 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường liên kết trong doanh nghiệp khu vực tư nhân. Đến năm 2030, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao tỉ lệ doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ngang bằng với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN (ASEAN-4).

Giai đoạn 2021-2030, phấn đấu doanh nghiệp khu vực tư nhân có mức tăng trưởng bình quân số lao động đạt khoảng 6-8%/năm; tăng trưởng bình quân thu nhập của người lao động đạt khoảng 25-30%/năm; tăng trưởng bình quân mức đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 23-25%/năm.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép các nội dung, giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, các chương trình mục tiêu của các Bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ trì theo dõi, khảo sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm về tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả Kế hoạch; tổng hợp, xem xét, cân đối và báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí chi phí đầu tư phát triển hỗ trợ triển khai thực hiện các giải pháp trong Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân theo quy định; phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong năm 2019 thiết lập cơ chế phối hợp xác định phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định từng bước xây dựng hệ thống kết nối liên thông để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân trong các chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của địa phương và xây dựng lộ trình thực hiện, bố trí nhân lực, ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp; giao trách nhiệm cho đơn vị đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện Kế hoạch tại địa phương, kịp thời gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch để có giải pháp xử lý.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động

TIN MỚI

Return to top