ClockThứ Ba, 19/07/2022 13:45

Thêm cơ hội mở “cánh cửa” vào Trường ĐH Sư phạm

TTH - Cập nhật kịp thời và đồng hành cùng các thí sinh với những điểm mới trong phương thức tuyển sinh, Trường đại học Sư phạm (ĐHSP) - ĐH Huế đã và đang tập trung cho công tác tuyển sinh đại học năm 2022.

Trao chứng nhận cho sinh viên học chương trình Kỹ sư INSA Centre Val de Loire98,5% sinh viên Trường ĐH Sư phạm tốt nghiệp loại khá trở lên

Nhà trường tiếp cận và giải đáp kịp thời những thắc mắc của thí sinh bằng nhiều cách khác nhau. Ảnh: Trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế

Năm nay, thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng phòng Đào tạo ĐH và Công tác sinh viên Trường ĐHSP, ĐH Huế cho biết: “Tất cả nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong thời gian quy định. Nhờ đó, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tạo thuận lợi cho cả thí sinh và nhà trường”.

Không chỉ chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh trên toàn hệ thống sẽ được đưa lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất. Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.

Cập nhật những thay đổi ấy, với chỉ tiêu tuyển sinh 18 ngành đào tạo giáo viên, 6 ngành đào tạo giáo viên bằng tiếng Anh, Trường ĐHSP, ĐH Huế đã có các phương án để đồng hành, định hướng và tư vấn cho thí sinh. Đại diện nhà trường thông tin: “Như thường niên, Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh. Năm nay, nhà trường đăng ký 4.187 chỉ tiêu, trong đó có 210 chỉ tiêu ngoài sư phạm ngành vật lý học, hệ thống thông tin và tâm lý học”.

Đa dạng hình thức, ngoài các chương trình gặp gỡ trực tiếp, nhà trường còn hỗ trợ, tư vấn thí sinh thông qua website, fanpage, đường dây nóng. Ngoài ra, để mang đến thông tin khách quan nhất, hoạt động tư vấn trực tuyến còn có sự tham gia của sinh viên các ngành hiện đang theo học tại nhà trường. Riêng với mỗi khoa, từ đặc thù riêng của mỗi ngành học, giáo viên trong khoa sẽ là người đồng hành và phân tích tin cậy nhất cho thí sinh cần tư vấn.

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thoa nói: “Trước đó, nhà trường đã tổ chức ngày hội "Thắp sáng ước mơ cùng HUEdu - Nơi tri thức trở thành giá trị". Là lần thứ 3 được tổ chức, đây là sự kiện giúp hàng trăm học sinh THPT trải nghiệm môi trường học tập và sinh hoạt của sinh viên Trường ĐHSP, ĐH Huế”. Cũng tại đây, nhà trường đã tổ chức các hoạt động tư vấn, từ đó giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất về định hướng ngành nghề, xây dựng hành trang cần thiết trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH năm 2022.

Với nhiều phương cách tiếp cận và giải đáp kịp thời, kỹ lưỡng những thắc mắc của thí sinh, đặc biệt là những thông tin liên quan đến quyền lợi trực tiếp của thí sinh ngành sư phạm, hoạt động tuyển sinh năm nay của nhà trường đã có những tín hiệu khả quan. Năm nay, địa bàn thí sinh đăng ký xét tuyển theo học bạ trải rộng trên 90% tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, số lượng thí sinh đạt điều kiện sơ tuyển lên đến 49 tỉnh, thành.

Phổ điểm đạt sơ tuyển năm nay cũng cao hơn nhiều so với mọi năm, thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên là 1.233/tổng 1.504 em. “Điểm thí sinh đạt sơ tuyển vào trường theo phương thức xét học bạ là cao nhất từ trước đến nay. Ngoài chất lượng hơn, địa bàn của thí sinh cũng mở rộng chứ không chỉ bó hẹp ở phạm vi miền Trung – Tây Nguyên như trước đây”, đại diện nhà trường nói.

Cùng với những khởi sắc, hiện Trường ĐHSP, ĐH Huế đang tiếp tục vận động các nguồn quỹ để khuyến khích các tân sinh viên tương lai với học bổng dành cho thí sinh có kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thủ khoa ngành... Ngoài ra, cùng chung thuận lợi từ công tác tuyển sinh năm nay và được tạo điều kiện học tập tối đa từ Nghị định số 116/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, những cơ hội mới, “cánh cửa” cho thí sinh muốn trúng tuyển vào Trường ĐHSP, ĐH Huế đang ngày càng mở rộng.

Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài

TIN MỚI

Return to top