ClockThứ Ba, 18/05/2021 06:15

Vinh danh giáo viên chủ nhiệm tiểu học giỏi

TTH - Thừa Thiên Huế hiện có 3.375 giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học và 100% trong số đó đã thực hiện nghiêm túc công tác chủ nhiệm lớp. Họ cần được trân trọng và vinh danh.

Đón đầu những thách thức mới trong đổi mới giáo dục tiểu họcTập huấn cho giáo viên tiểu học về an toàn giao thông cho học sinh

Giáo viên chủ nhiệm luôn là người gần gũi với các em

Cả “núi” công việc

Năm học 2020 - 2021, thầy giáo Trần Công Sơn chủ nhiệm lớp 1/3 Trường  tiểu học Hương Vân (TX. Hương Trà). Làm chủ nhiệm vất vả, với học sinh lớp 1, mọi thứ đều là khởi đầu nên quan tâm hàng đầu của thầy giáo Sơn là rèn luyện tính tập trung cho học sinh. Với học sinh lớp 1/3, thầy giáo chủ nhiệm Sơn đề ra 6 biện pháp, lần lượt là xây dựng nội quy lớp học có nề nếp; dùng bộ các ký hiệu dạy học của giáo viên; phát huy nghệ thuật dạy học và kỹ năng sư phạm của mỗi giáo viên chủ nhiệm; giúp học sinh biết lắng nghe và chia sẻ; thực hiện phương châm “vào lớp vui tươi, ra về thân thiện”; kỹ thuật “phá băng” khi học sinh mất tập trung và hứng thú học tập. Qua rèn luyện, học sinh lớp 1/3 của thầy Sơn tỏ ra nghiêm túc hơn trong học tập và các hoạt động; tiếp thu bài tốt hơn; tự giác làm việc, làm đúng yêu cầu của giáo viên; hạn chế tính trạng làm việc riêng; ít mắc sai lầm khi làm việc. Thầy Sơn mừng lắm.

Nhớ mấy chục năm trước, thời tôi còn đi học, không có giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học. Đơn giản bấy giờ không có các môn chuyên, như âm nhạc, thể dục hay Anh văn. Hiện nay ở các trường tiểu học, giáo viên được phân công làm chủ nhiệm là những thầy cô giáo tốt nghiệp khoa tiểu học vì những giáo viên này thường đảm nhiệm giảng dạy tại lớp ít nhất 23 tiết/tuần. Tôi có nhiều người thân là giáo viên chủ nhiệm tiểu học. Chia sẻ của họ cho thấy, công việc mà thầy Sơn quan tâm và làm tốt thật đáng trân trọng nhưng mới chỉ là một phần công việc của giáo viên tiểu học.

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm đã được quy định trong điều lệ trường học và đó là cả “núi” công việc. Có thể kể, ngoài lên lớp hằng ngày, họ phải xây dựng và thực hiện kế hoạch các hoạt động giáo dục phù hợp nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, giáo viên bộ môn, đoàn thể và các tổ chức xã hội có liên quan trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh và góp phần huy động các nguồn phát triển nhà trường; nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

Nhận diện giáo viên chủ nhiệm giỏi

Mới đây vào cuối tháng 4, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tiểu học năm học 2020 - 2021. Kết quả, đã có 1.032 giáo viên được công nhận danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, 380 giáo viên được công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp cơ sở, 115 giáo viên được công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh.

Tôi có dịp tiếp xúc một số giáo viên chủ nhiệm tiểu học giỏi. Đa số đều cho rằng, trước hết phải là những giáo viên có kỹ năng lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp giỏi, tạo dựng tốt mối quan hệ với học sinh, biết giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt. Thực tế, các thầy cô giáo thường chỉ quan tâm đến những học sinh nổi bật. Những học sinh cá biệt (học đặc biệt kém, hay nghịch ngợm trong lớp…) cũng được chú ý nhưng theo cách không được thiện cảm. Là một giáo viên chủ nhiệm giỏi phải khác. Họ phải biết tìm ra nguyên nhân và tìm cách giúp các em trên tinh thần bao dung.

Trong các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của 116 giáo viên tham dự hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh có đến gần 1/3 số đề tài chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, chú trọng các hoạt động giáo dục theo hướng vì sự tiến bộ của học sinh, hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh. Điều đó cho thấy, đây là nhiệm vụ cốt lõi mà giáo viên chủ nhiệm lớp cần quan tâm và có giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, từ đó sẽ giảm thiểu số học sinh lưu ban, học sinh không hoàn thành chương trình môn học, lớp học. Bên cạnh đó là việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh cá biệt, học sinh yếu, chậm tiến có sự tiến bộ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Mỗi trường học, mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng, nhưng có thể nói hoạt động chủ nhiệm lớp của các thầy giáo, cô giáo ở các nhà trường tiểu học tại Thừa Thiên Huế rất phong phú, đa dạng, nhiều sáng tạo. Đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm giỏi phải luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo, dạy dỗ các em bằng tình yêu thương, đúng với câu “cô giáo như mẹ hiền”; gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập. Giáo viên cần bồi dưỡng cho các em những gương điển hình, gương người tốt việc tốt, những chuẩn mực đạo đức tốt, kỹ năng sống và quan trọng hơn là tạo niềm tin trong mỗi học sinh. Có như vậy mới tạo chất men thúc đẩy các em có ý thức tốt trong đạo đức cũng như trong học tập.

Từ hội thi và vinh danh giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học, ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường tiểu học tiếp tục xây dựng tốt công tác chủ nhiệm lớp, nhân rộng những điển hình làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tạo sự lan tỏa trong các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để công tác chủ nhiệm lớp luôn là hoạt động tiên quyết tạo nên chất lượng trường học, thương hiệu trường học; góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục theo yêu cầu hiện nay.

Bài, ảnh: Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh học sinh danh dự toàn trường

Vào đầu mỗi năm học, UBND tỉnh tổ chức lễ tuyên dương học sinh đạt danh hiệu “Học sinh danh dự toàn trường” tại di tích Quốc Tử Giám. Đây là danh hiệu cao quý nhằm động viên, tôn vinh, khuyến khích tinh thần ham học và học giỏi.

Vinh danh học sinh danh dự toàn trường
Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng

Một chiếc thuyền độc mộc được nhóm thợ lặn tìm thấy và trục vớt ở lưu vực sông Bồ. Chiếc thuyền này sau đó đã được nhóm người này quyết định tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế để nghiên cứu, phát huy giá trị.

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng
Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại TP. Huế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty TNHH Giáo dục FPT tổ chức nhằm cung cấp, chia sẻ kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận, phân tích những thách thức khi triển khai công nghệ AI trong quản lý và giảng dạy. Dự kiến có khoảng 450 - 500 người tham gia hội thảo này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

TIN MỚI

Return to top