ClockThứ Hai, 30/11/2020 15:19

Tất cả các giáo viên được cử dạy lớp 2, lớp 6 tham gia góp ý cho bản mẫu SGK

Ngày 30/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức cho giáo viên dạy học các môn học, hoạt động giáo dục tham gia góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6.

Lý do khiến sạn sách giáo khoa “lọt cửa” thẩm địnhBộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ gần 2 tỷ đồng cho học sinh vùng lũ“Khát” sách giáo khoaHọc sinh A Lưới tiếp cận tốt sách giáo khoa mới

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các địa phương phải thực hiện theo 3 đợt góp ý để hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa (SGK) lớp 2, lớp 6.

Học sinh trường Tiểu học Đình Tổ 2, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh học chương trình dạy SGK lớp 1 mới. Ảnh: Thái Hùng - TTXVN

Đợt 1, mỗi Sở GD&ĐT chọn cử 10 giáo viên/môn học để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu SGK qua trang thông tin điện tử của các nhà xuất bản. Sau đó, các địa phương tổng hợp ý kiến góp ý của các giáo viên đối với từng bản mẫu sách giáo khoa, gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 10/12/2020.

Đợt 2, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường nhận tài khoản và hướng dẫn cho toàn bộ giáo viên được phân công dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021- 2022 vào website của các nhà xuất bản để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu sách giáo khoa  đã được các nhà xuất bản hoàn thiện sau góp ý đợt 1; đưa việc tìm hiểu nội dung các bản mẫu sách giáo khoa vào sinh hoạt tổ chuyên môn để nghiên cứu, góp ý và chuẩn bị việc đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, bắt đầu từ ngày 25/12/2020.

Đợt 3, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tìm hiểu, góp ý một lần nữa các bản mẫu SGK đã được các nhà xuất bản hoàn thiện, đưa lên trang thông tin điện tử trước khi in và phát hành.

Trước đó, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, trong quá trình thẩm định SGK lớp 2, lớp 6, Bộ GD&ĐT yêu cầu các thành viên Hội đồng thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận, thậm chí có thể tranh luận giữa các tác giả với Hội đồng thẩm định. Đồng thời, khâu thẩm định trong Hội đồng cũng như tương tác với các nhóm tác giả sẽ được tăng cường để đáp ứng các yêu cầu và mở thêm các kênh khác nhau để có thể lấy ý kiến rộng rãi hơn, trong đó có việc lấy ý kiến từ các thầy cô trực tiếp giảng dạy tại cơ sở.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luật Nhà giáo & sự mong chờ của giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo với những chính sách mới, đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo nhận được sự quan tâm của đông đảo giáo viên. Những chính sách tốt hơn dành cho nhà giáo là động lực để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề.

Luật Nhà giáo  sự mong chờ của giáo viên
Nâng cao chất lượng dạy tiếng Pháp ở cấp tiểu học

Từ ngày 27-29/11 tại TP. Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức hội nghị tập huấn cho giáo viên tiếng Pháp cấp tiểu học.

Nâng cao chất lượng dạy tiếng Pháp ở cấp tiểu học

TIN MỚI

Return to top