ClockThứ Ba, 26/04/2022 07:15
KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ (1957 - 2022)

Nơi tri thức trở thành giá trị

TTH - 65 năm xây dựng và phát triển đã chứng minh thương hiệu của Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế là một trong những trường ĐH Sư phạm trọng điểm của cả nước. Ở đây, tinh thần “nơi tri thức trở thành giá trị” luôn được lan tỏa.

Công bố Nghị quyết công nhận Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạmTrường đại học Sư phạm cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp bồi dưỡng giáo viênTrường đại học Sư phạm khai giảng sau đại học khoá 30

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ thăm và làm việc với Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế

Nơi tri thức trở thành giá trị

65 năm qua, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đã đào tạo hơn 70 nghìn cán bộ có trình độ cao cho đất nước; trong số đó có nhiều người đã thành công trên các lĩnh vực khác nhau. Theo đó, ngoài công tác trong ngành giáo dục, nhiều cựu sinh viên của trường đã làm việc trong các công ty, doanh nghiệp trong nước, quốc tế; nhiều người giữ những vị trí quan trọng trong cơ quan của Đảng, Nhà nước như: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố, giám đốc các sở, ban, ngành…

PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cho biết, kết quả trên là sự kế thừa những thành quả đạt được trong các giai đoạn trước. Xác định tầm quan trọng và vai trò của giáo dục trong “Toàn cầu hóa” và “Hội nhập quốc tế” cũng như trách nhiệm của một trường ĐH đào tạo giáo viên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế liên tục đổi mới, vạch ra những chiến lược, chương trình hành động phù hợp với sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục khu vực duyên hải miền Trung và cả nước…

Tuy nhiên, trước sự phát triển vượt bậc của thời đại, nhà trường nhận thấy đào tạo giáo viên không đơn thuần là phát triển kỹ năng nghề nghiệp mà cần phát triển theo định hướng tiếp cận năng lực, phẩm chất người học, tạo ra giá trị “sản phẩm” đáp ứng mọi sự thay đổi của đời sống cũng như yêu cầu xã hội, nhà trường xây dựng nhiều giải pháp phù hợp, đề ra khẩu hiệu hành động “Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế - Nơi tri thức trở thành giá trị”.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên

Những năm qua, bằng nhiều chủ trương và hình thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp, đội ngũ viên chức và người lao động của trường lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trên 65%, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau ĐH trên 98%. Trường đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục năm 2018 và đạt chuẩn chất lượng 4 sao theo bộ chỉ số UPM. Đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế là đơn vị đầu tiên xây dựng Chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận phẩm chất năng lực người học, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

Nhờ đặc biệt quan tâm phát triển nghiên cứu khoa học khi thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh của giảng viên, ban hành những chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học, hiện nay, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế thuộc top 1 trong các trường sư phạm về số bài báo quốc tế (năm 2020 có 116 bài, năm 2021 có 138 bài WOS, SCOPUS). Nhà trường hỗ trợ chuyển giao công nghệ “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng sâm cau tại Thừa Thiên Huế” cho Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Hương Cát.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế học tập gắn với thực hành, nghiên cứu

Lãnh đạo nhà trường chia sẻ, hợp tác quốc tế liên tục mở rộng khi Trung tâm INSA Val de Loire - Pháp mở chi nhánh chính thức tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế; ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế và thực hiện chương trình trao đổi sinh viên với ĐH Aix Marseile - Pháp; ký kết biên bản ghi nhớ với Trường ĐH Jeju - Hàn Quốc; hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ phương pháp giảng dạy toán học cho ĐH Quốc gia Lào; phối hợp với Trường ĐH Khoa học xã hội Singapore tổ chức chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực tiếng Anh trong giảng dạy STEM.

Những thành tựu nhà trường đạt được góp phần không nhỏ cho sự lớn mạnh của ĐH Huế trên mọi phương diện hoạt động; nâng cao uy tín đối với người học và toàn xã hội.

Xây dựng trường ĐH số

Hơn 2 năm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều khó khăn xuất hiện nhưng cũng cho thấy khả năng linh hoạt của nhà trường, đặc biệt là chuyển đổi số. Trên nền tảng trực tuyến, nhà trường đã xây dựng các chương trình, bài giảng đào tạo Elearning cho học viên, sinh viên; xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán 10 tỉnh miền Trung về chương trình GDPT mới. Đặc biệt, nhằm hỗ trợ cho giáo viên phổ thông sử dụng thành thạo và tích hợp được các phần mềm trong dạy học trực tuyến cũng như sử dụng các phương pháp dạy học trực tuyến hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT 2018, nhà trường đã xây dựng thành công chuỗi hoạt động đồng hành cùng giáo dục trực tuyến.

Cô giáo Âu Tuyết Trang, giáo viên Trường tiểu học Phạm Hồng Thái (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, cách khá xa Huế, nhưng khi theo dõi chương trình “Đồng hành cùng giáo dục trực tuyến”, các giáo viên đồng nghiệp áp dụng đều thấy hiệu quả.

Theo PGS.TS. Lê Anh Phương, trường đang hướng đến xây dựng trường ĐH số nên tất cả các hoạt động phục vụ giảng dạy, nghiên cứu đã được tiến hành xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ học tập của sinh viên ngày càng thuận lợi như: phần mềm đào tạo, phần mềm đảm bảo chất lượng, phần mềm đăng ký môn học, nghiên cứu khoa học… Trong thời gian tới, phấn đấu thực hiện tất cả các hoạt động gắn với phần mềm điện tử.

Nỗ lực vươn tầm

Tầm nhìn đến năm 2030, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế trở thành một trong bốn trường ĐH sư phạm hàng đầu về đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở khu vực duyên hải miền Trung và cả nước; hoàn chỉnh ngành và bậc học; hoạt động theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và khu vực; đảm bảo cho người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng trong xã hội phát triển.

Theo lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm, mục tiêu đến 2025, nhà trường phát huy mọi nguồn lực, chủ động tạo và tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi thách thức, đưa Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế trở thành một trong ba trường sư phạm trọng điểm, góp phần xây dựng ĐH Huế thành ĐH Quốc gia.

Để thực hiện hóa, nhà trường xác định tập trung một số nhiệm vụ, trong đó sẽ nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ, nhất là đội ngũ giảng viên, đáp ứng các chuẩn giảng viên ĐH sư phạm, ĐH định hướng nghiên cứu và ứng dụng trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Bên cạnh đó, sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác hướng đến người học và viên chức lao động nhà trường. Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tăng cường quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu của nhà trường.

Trường cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu; đổi mới quản trị ĐH, chuẩn hóa chương trình và các hoạt động đào tạo ĐH, sau ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế theo định hướng ĐH nghiên cứu và ứng dụng. Đồng thời, tái cấu trúc ngành nghề đào tạo và đa dạng các hình thức, phương pháp giảng dạy; xây dựng mô hình kết nối doanh nghiệp và nhà trường trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; tìm kiếm, ký kết hợp tác với các doanh nghiệp đào tạo theo đơn đặt hàng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Giai đoạn 1957-1975, Trường ĐH Sư phạm thuộc Viện ĐH Huế là trường ĐH sư phạm duy nhất ở Trung phần đào tạo giáo sư trung học đệ nhất cấp và giáo sư đệ nhị cấp (tức giáo viên THCS và THPT ngày nay).

Từ sau ngày đất nước thống nhất (4/1975), Trường ĐH Sư phạm Huế từng bước thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động theo định hướng của một trường ĐH Sư phạm xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục, giai đoạn 1977-1994 (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Từ năm 1994 đến nay, trường là một thành viên của ĐH Huế. Trong quá trình hiện thực hóa các giá trị Nhân văn - Khai phóng - Hội nhập, nhà trường đã có sự phát triển toàn diện với nhiều thành tựu nổi bật như phát triển đội ngũ có trình độ cao; mở rộng quy mô, loại hình và chất lượng đào tạo; hợp tác vùng và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế ngày càng được đẩy mạnh; tiên phong chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý và đào tạo hướng đến xây dựng ĐH thông minh; cán bộ, giảng viên tham gia nhiều hơn vào việc hoạch định chính sách cho ngành giáo dục, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các địa phương…

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top