ClockThứ Năm, 29/04/2021 18:59

Nhu cầu nhân lực lớn, sinh viên cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năng

TTH.VN - Đó là vấn đề được lãnh đạo tỉnh, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp cùng chia sẻ tại chương trình giao lưu sinh viên công nghệ thông tin – truyền thông Thừa Thiên Huế. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động của tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2021.

Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và cùng phát triểnThay đổi tư duy là mấu chốt trong chuyển đổi sốChia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Tham dự và chia sẻ tại chương trình có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.

Cần nhân lực có năng lực

Sinh viên nêu thắc mắc nhờ các chuyên gia giải đáp

Cơ hội việc làm và yêu cầu của nhà tuyển dụng trong thời đại hiện nay trở thành vấn đề được rất nhiều sinh viên quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Nguyễn Văn Đức, sinh viên từ một trường cao đẳng ở Huế băn khoăn: “Cơ hội việc làm thế nào và trong thời đại công nghệ số, sinh viên phải trang kỹ năng mềm và yêu cầu gì để đáp ứng đòi hỏi của nhà tuyển dụng (?)”.

Trái với những lo lắng về cơ hội việc làm từ phía sinh viên, lãnh đạo UBND tỉnh và các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực CNTT đang rất lớn. Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ chia sẻ, trong chiến lược phát triển CNTT của tỉnh, mục tiêu đến 2025, tỉnh cần 10.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực CNTT. Để đáp ứng mục tiêu, các nguồn được hướng đến là sinh viên CNTT, mời gọi con em tỉnh nhà lao động xa trở về Huế và chuyển đổi nghề, trong đó sinh viên CNTT là lực lượng quan trọng. Lãnh đạo tỉnh cùng các đơn vị liên quan từng đi nhiều nơi mời gọi các doanh nghiệp, tuy nhiên một trong những vấn đề doanh nghiệp đặt câu hỏi trở lại là nguồn nhân lực có đáp ứng. Nhân lực đủ mạnh sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư. “Các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng hiện đang rất cần nhân lực có năng lực. Việc chuẩn bị kiến thức, đặc biệt là kỹ năng đáp ứng yêu cầu của họ là điều rất quan trọng với sinh viên”, Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ khẳng định.

Tại buổi giao lưu, các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp nhấn mạnh, hiện nay sinh viên CNTT không cần phải quá lo có việc làm hay không có việc làm bởi cơ hội việc làm là rất lớn. Điều nên quan tâm là các bạn chuẩn bị gì khi đi ứng tuyển, vì yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng đòi hỏi người học sau khi ra trường phải đáp ứng các vị trí mà họ tuyển dụng.

Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội tin học TP. Hồ Chí Minh cho biết, các chương trình đào tạo của nhà trường được nghiên cứu kỹ. Ngoài việc sinh viên cần trang bị đầy đủ kiến thức thì yếu tố kỹ năng đặc biệt quan trọng, trong đó cần quan tâm nhất là kỹ năng nói súc tích, ngắn gọn, nói để người ta hiểu và có tính thuyết phục; kỹ năng nghe, kỹ năng tranh luận, kỹ năng viết và đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc quốc tế nếu muốn làm việc ở môi trường quốc tế. Những kỹ năng cốt lõi ấy cần phải được rèn luyện thường xuyên.

Phát huy vai trò phối hợp 3 bên

Tại buổi giao lưu, ông Trần Nguyên Phong, Phó trưởng Khoa CNTT – Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cho biết, đào tạo nhân lực CNTT tại nhà trường hiện đang có 1.464 sinh viên theo học ở các ngành: CNTT, kỹ thuật phần mềm, công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông, quản trị và phân tích dữ liệu. Hiện nay, việc phát huy vai trò phối hợp của 3 bên là nhà trường – doanh nghiệp – sinh viên trở thành xu hướng tất yếu và nhà trường đang nắm bắt, đặc biệt là đưa doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo, đẩy mạnh  ký kết hợp tác với doanh nghiệp, mời doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo và tham gia giảng dạy, tiếp nhận sinh viên thực tập…

Kết quả đạt được từ việc gắn kết 3 bên đã thấy rõ, đó là đào tạo dần gắn với nhu cầu nhà tuyển dụng, doanh nghiệp; góp phần đảm bảo đầu ra cho người học; giúp doanh nghiệp tiếp cận sớm với nguồn nhân lực; tạo cơ hội cho sinh viên trong thực tập và tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, theo đại diện Trường ĐH Khoa học, hiện trong đào tạo CNTT vẫn đang còn những tồn tại đó là thiếu đội ngũ chuyên gia của doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia giảng dạy. Quan hệ hợp tác chủ yếu hiện nay giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp vẫn dựa trên việc tiếp nhận sinh viên thực tập; vẫn còn sự thờ ơ của sinh viên với các hoạt động gắn kết doanh nghiệp...

Theo đại diện Khoa CNTT, Trường ĐH Khoa học, để giải quyết một số tồn tại, cần thiết nên thành lập bộ phận chuyên trách liên kết, hợp tác với doanh nghiệp và cần có những hoạt động tiếp xúc định kỳ với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu, phản hồi của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế để xây dựng đội ngũ chuyên gia có thể trực tiếp tham gia giảng dạy…

Mong muốn tạo lập việc làm tại quê hương

Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh chia sẻ nhiều thông tin đến sinh viên

Ông Phí Anh Tuấn cho rằng, môi trường đào tạo ở Huế tốt và nếu điều kiện làm việc tốt, rõ ràng ở lại Huế để cống hiến mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ đóng góp cho tỉnh nhà mà bản thân mỗi người cũng hạn chế đi rất nhiều chi phí, trong đó có cả chi phí về thăm gia đình, quê hương mà bản thân người Việt Nam, đặc biệt là người Huế luôn có.

Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu xây dựng và phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, CNTT và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng. Để ngành CNTT phát triển và để người học làm việc trong môi trương tương lai thực sự đột phá, đòi hỏi phải có sự thay đổi tư duy và nhận thức, thay đổi cách nhìn, cách định hướng nghề nghiệp cũng như cách đầu tư cho ngành CNTT phù hợp hơn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, mong muốn tạo lập việc làm ngay tại quê hương không chỉ là mong muốn của người học mà cũng là trăn trở của lãnh đạo tỉnh và rất nhiều người. Hy vọng với tinh thần đổi mới, sáng tạo, quyết tâm vượt khó, các doanh nghiệp, đơn vị đào tạo, cán bộ giảng viên, sinh viên sẽ đồng hành cùng tỉnh để xây dựng và phát triển, tiếp tục xây đắp giấc mơ Huế.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài

TIN MỚI

Return to top