ClockThứ Ba, 02/02/2021 15:08

Nhìn lại hành trình thi chọn học sinh giỏi Quốc gia

TTH - Lần đầu tiên, tỉnh Thừa Thiên Huế lọt vào top 10 cả nước trong các kỳ thi chọn HSG Quốc gia từ trước đến nay.

61 học sinh giỏi quốc gia của Huế trải nghiệm trình diễn robotGặp những học sinh đoạt giải nhất quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) Quốc gia năm nay, đoàn học sinh giỏi Thừa Thiên Huế gồm 78 thí sinh tham dự ở 10 môn trên tổng số 12 môn thi. Kết quả có 61 em đạt giải, gồm: 4 giải nhất, 21 giải nhì, 17 giải ba và 19 giải Khuyến khích. Đây là lần đầu tiên học sinh Thừa Thiên Huế đạt số lượng giải nhiều nhất và chất lượng giải cao nhất (giải nhất và giải nhì) trong các lần tham dự kỳ thi chọn HSG Quốc gia từ trước đến nay.

Thừa Thiên Huế xếp thứ 9 trên 69 đoàn tham dự kỳ thi, tỷ lệ học sinh đạt giải trên số thí sinh dự thi đạt 78,2%, cao hơn bình quân các đoàn trong cả nước (49,9%). Với 4 giải nhất về hóa học, sinh học, tin học và tiếng Anh, Thừa Thiên Huế xếp thứ 6 toàn quốc về số học sinh đạt giải nhất, sau Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghệ An và Thanh Hóa. Cả 4 em đoạt giải nhất đều là học sinh của Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, gồm các em: Phan Tại Tính Trí (hóa học), Lê Đình Xuân Mai (sinh học), Hồ Ngọc Vĩnh Phát (tin học) và Đặng Thu Thảo (tiếng Anh).

Phân tích dữ liệu kết quả của các đoàn học sinh giỏi của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư, Trường THPT vùng cao Việt Bắc và 5 trường THPT chuyên của các trường đại học, trong 6 năm (2016 – 2021), thành tích của đoàn học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế luôn thuộc nhóm các địa phương, đơn vị dẫn đầu cả nước. Về cơ bản số lượng giải có xu thế tăng lên, chất lượng giải ngày càng tốt hơn. Nếu như  kỳ thi năm 2016, tỷ lệ học sinh đạt giải chỉ đạt 55,1% thì các năm sau đó: 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021 lần lượt là 67,5%, 66,2%, 69,3%, 69,3% và 78,2%.

Tổng số học sinh Thừa Thiên Huế đạt giải HSG Quốc gia trong 6 năm qua là 309 em, trong đó có 14 giải nhất, 86 giải nhì, 100 giải ba và 109 giải khuyến khích. Tỷ lệ thí sinh đạt giải trên tổng số thí sinh dự thi đạt 67,6%, cao hơn trung bình của các địa phương, đơn vị trên cả nước (49,9%). Nếu xét theo số lượng giải thì thứ hạng của đoàn học sinh tỉnh ta so với cả nước cũng dần được nâng lên. Nếu như năm 2016, Thừa Thiên Huế chỉ xếp vị trí thứ 23 toàn quốc thì kỳ thi các năm 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt xếp thứ hạng 15, 19, 14, 15 trên toàn quốc. Và đặc biệt, kỳ thi năm 2021 vừa qua, với số lượng 61 giải, đoàn học sinh tỉnh ta đã vươn lên xếp thứ 9 toàn quốc. Đây cũng là lần đầu tiên, tỉnh Thừa Thiên Huế lọt vào top 10 cả nước trong các kỳ thi chọn HSG Quốc gia từ trước đến nay.

Không chỉ nổi trội về số lượng, chất lượng thành tích học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế cũng luôn được giữ vững. Dựa trên số liệu công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả kỳ thi HSG Quốc gia hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2021. Tỷ lệ học sinh đạt giải nhất trên tổng số thí sinh dự thi của tỉnh Thừa Thiên Huế bình quân giai đoạn (2016-2021) đạt 3,1%, cao hơn bình quân các địa phương, đơn vị cả nước (1,7%), giải nhì đạt 18,8% (cả nước 11,3%). Số lượng thí sinh dự thi không đạt giải của tỉnh chiếm tỷ lệ 32,4% trên tổng số thí sinh dự thi, thấp hơn trung bình cả nước (50,1%). Trong tổng số giải thưởng, tỷ lệ học sinh đạt giải nhất của tỉnh đạt 4,5% cao hơn bình quân cả nước (xấp xỉ 3,5%), bình quân giải nhì của tỉnh đạt 27,8% so với bình quân cả nước đạt 22,7%.

Theo đó, số lượng giải nhất của học sinh Thừa Thiên Huế bình quân giai đoạn gấp 1,3 lần bình quân giải nhất của cả nước; tương tự, số lượng giải nhì của tỉnh đạt hơn 1,2 lần so với bình quân giải nhì của cả nước.

Những thành tích của tỉnh ta trong thời gian vừa qua là rất đáng tự hào, đó là kết quả của những chủ trương, giải pháp đúng đắn của tỉnh, của ngành giáo dục nhất là sự quan tâm ngày càng tốt hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh chuyên. Nhờ đó, thế mạnh của học sinh Thừa Thiên Huế trong các môn vật lý, sinh học, tiếng Anh, hóa học, tin học, tiếng Pháp luôn được duy trì, giữ vững.

Trong giai đoạn 2016-2021, nổi bật nhất là đội tuyển vật lý đã giành được 5 giải nhất, sinh học 3 giải nhất, các đội tuyển hóa học, tin học và tiếng Anh cùng giành được 2 giải nhất. Bên cạnh đó, một số môn thi không phải là thế mạnh của học sinh Thừa Thiên Huế như ngữ văn, lịch sử, địa lý cũng đang dần được cải thiện và có bước chuyển biến mạnh; chẳng hạn môn địa lý, năm 2016- 2017 chỉ có 3-4 em đạt giải, thì từ năm 2018 đến nay, số lượng bình quân đạt giải hàng năm đã tăng lên 6 em. Tuy nhiên, vẫn còn một số môn thi thành tích chưa được ổn định như môn toán chưa có giải nhất, 2 giải nhì năm 2018; hay môn lịch sử đạt 1 giải nhì, từ năm 2016 đến nay chưa đạt thành tích cao hơn.

Nguyễn Đính

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên hành trình khởi nghiệp

Toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh. Trên hành trình khởi nghiệp, những hội viên, phụ nữ luôn được các cấp hội đồng hành, hỗ trợ...

Trên hành trình khởi nghiệp
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa

TIN MỚI

Return to top