ClockThứ Hai, 09/09/2019 13:19

Nhiều thiết bị đào tạo tự làm có tính ứng dụng thực tiễn cao

TTH.VN - Sáng 9/9, hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI, năm 2019 do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức đã khai mạc tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế.

58 địa phương tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốcKhai mạc hội thi thiết bị đào tạo tự làmKhai mạc hội thi thiết bị dạy học tự làm cấp tỉnh

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia

Đến dự lễ khai mạc có các ông, bà: Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH; Phan Xuân Toàn, UVTVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hội thi thu hút 58 tỉnh, thành tham gia, với 396 thiết bị của 216 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các thiết bị dự thi gồm dụng cụ, mô hình, thiết bị, phần mềm… phục vụ cho đào tạo, tập trung ở 4 nhóm nghề: công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; công nghệ kỹ thuật cơ khí; máy tính và công nghệ thông tin; tổng hợp. So với các năm trước, hội thi năm nay tăng về số lượng và được nâng cao hơn về chất lượng, các thiết bị đều có tính ứng dụng thực tiễn cao trong đào tạo.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: “Thực tế từ hội thi thiết bị đào tạo tự làm cho thấy lợi ích to lớn, hiệu quả và ý nghĩa thiết thực của việc tự sản xuất thiết bị đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhiều thiết bị tự làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo và được sử dụng tối đa trong quá trình dạy học của các trường. Bộ LĐTBXH luôn mong muốn thông qua các hội thi sẽ lựa chọn được những thiết bị có tính sư phạm, tính khoa học, kỹ thuật và sáng tạo, tính ứng dụng cao để tôn vinh đưa vào sử dụng trong phạm vi cả nước”.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top