ClockThứ Ba, 07/01/2025 11:11

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

HNN.VN - Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ sốGiao thoa giữa truyền thống và hiện đại trong nha khoaĐào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp Ứng dụng công nghệ xanh để phát triển bền vữngNâng cao hiệu quả đào tạo về lịch sử pháp luật châu Á

Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia về Chính sách và Pháp luật Môi trường trong và ngoài nước

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về mục tiêu của dự án CCP-Law nhằm phát triển, thử nghiệm và điều chỉnh chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường dựa trên phương pháp học, kết hợp sử dụng chiến lược các công cụ học tập linh hoạt và đa dạng. Các khóa đào tạo sau đại học góp phần vào việc hiện đại hóa, tăng cường khả năng tiếp cận và quốc tế hóa giáo dục đại học của các đối tác tham gia tại Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam.

Sau khi hoàn thành khóa học, người học sẽ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoạt động chuyên môn về Chính sách và Pháp luật Môi trường. Đồng thời, việc thiết lập 6 Trung tâm Chính sách và Pháp luật Môi trường tại 6 trường đại học ở châu Á sẽ thúc đẩy sự kết nối mạng lưới nghiên cứu hiệu quả, tạo điều kiện liên kết với các sáng kiến thể chế, hỗ trợ quá trình xây dựng và triển khai các chính sách, pháp luật môi trường.

Sau 4 năm triển khai dự án (2021-2025), với sự chuyển giao của các đối tác châu Âu, 6 đại học đối tác châu Á đã xây dựng thành công 6 chương trình đào tạo thạc sĩ. Các chương trình đào tạo này được thông qua hệ thống kiểm định của các quốc gia đối tác châu Á, phù hợp tiêu chuẩn châu Âu.

Tại Đại học Huế, chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường do Trường Đại học Luật, Đại học Huế triển khai; phương thức tuyển sinh gồm xét tuyển, đào tạo chính quy trong thời gian 2 năm; ngôn ngữ giảng dạy gồm tiếng Việt và tiếng Anh; tuyển sinh hằng năm với chỉ tiêu 20 học viên/năm.

Tin, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Đại học Huế lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025-2030:
Hiện thực hóa mục tiêu trở thành Đại học Quốc gia

Sáng 20/6, Đảng ủy Đại học Huế (ĐHH) tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ ĐHH lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025-2030 với chủ đề: “Phát huy sức mạnh nguồn lực của toàn Đảng bộ, phát triển ĐHH thành Đại học Quốc gia”.

Hiện thực hóa mục tiêu trở thành Đại học Quốc gia
Điểm sáng giáo dục Hương Thủy

Nhờ đầu tư đúng hướng, những năm gần đây, thị xã Hương Thủy đã khẳng định được vị thế của mình trong nền giáo dục chung của toàn thành phố.

Điểm sáng giáo dục Hương Thủy

TIN MỚI

Return to top