ClockThứ Ba, 23/05/2023 13:00

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

TTH - Giáo dục mầm non (GDMN) Thừa Thiên Huế đã và đang có những đổi thay vượt bậc, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Khó quản cơ sở giáo dục mầm non độc lậpTăng lương cho giáo viên mầm non: "Có thực mới vực được đạo"

leftcenterrightdel
Trẻ được làm điều mình thích 

Môi trường giáo dục thân thiện

Thật ấn tượng khi mới đây có dịp đến thăm Trường mầm non Thủy Xuân (TP. Huế), từ khuôn viên đến phòng học đều mát mẻ và sạch sẽ. Giáo viên đã tạo dựng được môi trường lớp học thân thiện với nhiều màu sắc sinh động. Trẻ được tham gia và tự khám phá ở các góc hoạt động, tự chọn bạn chơi, đồ chơi yêu thích, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khám phá, trải nghiệm và thực hành, sáng tạo.

Cô giáo Đặng Thị Lệ, Hiệu trưởng Trường mầm non Thủy Xuân, cho biết: Nhà trường đã thiết kế môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Trẻ thường xuyên được giao tiếp trong mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. Các khu vực trong lớp được thiết kế theo hướng tận dụng không gian để cho trẻ hoạt động đảm bảo phù hợp, linh hoạt, đa dạng và phong phú.

Trường mầm non Thủy Xuân là một minh chứng về các cơ sở GDMN trong tỉnh đã có nhiều thay đổi. Môi trường giáo dục GDMN hướng đến trẻ được cải thiện rõ rệt. Giáo viên đã chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển. Giáo viên chỉ giữ vai trò tổ chức, điều khiển, hỗ trợ trẻ; khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, biết quan tâm, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.

Nhiều tiết dạy được giáo viên tổ chức dưới các hình thức độc đáo, sáng tạo, khai thác hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin, kích thích, lôi cuốn trẻ hào hứng, tích cực tham gia hoạt động, tiếp nhận kiến thức tự nhiên, không gò ép. Bà Hồ Thị Ngọc Như, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế cho biết: "Quá trình thực hiện chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm đã tác động và giúp phương pháp giáo dục của giáo viên linh hoạt, mềm dẻo hơn. Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ được chủ động, tích cực trong các hoạt động; quan tâm đến giáo dục cá nhân (tôn trọng ý kiến cá nhân trẻ).

Thời gian qua, triển khai  xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, nhiều trường mầm non có sự thay đổi toàn diện cả về cảnh quan, môi trường bên trong và bên ngoài lớp học. Cùng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đảm bảo là cơ sở để ngành học mầm non tiếp tục triển khai có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025” và triển khai thí điểm chương trình GDMN mới.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Thừa Thiên Huế hiện có 201 trường mầm non (183 trường công lập và 21 trường tư thục), 85 cơ sở GDMN độc lập và tư thục; 2.411 nhóm, lớp. Khảo sát đáng mừng khi toàn tỉnh có 2.411 phòng học đảm bảo 1 phòng học/1 lớp; trong đó, phòng học kiên cố 1.895 phòng, đạt tỷ lệ 78,6%. Có 1.814/2.411 nhóm lớp có đủ bộ thiết bị đồ dùng, đồ chơi, đạt tỷ lệ 75,1%; riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi có 612/612 lớp, đạt tỷ lệ 100%. Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có 112/204 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 54,9%.

Thống kê đến năm 2022, ngành học mầm non Thừa Thiên Huế có 7.503 cán bộ quản lý, giáo viên; trong đó, có 5.106 giáo viên, định mức giáo viên/lớp của trường công lập là 2,1 (tính cả giáo viên hợp đồng). Toàn cấp học có 1.837 nhân viên. Đa số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ổn định tư tưởng, luôn nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; 93% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn theo quy định.

Bà Ngô Thị Hạnh, Trưởng phòng GDMN, Sở GD&ĐT cho rằng, ngành đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2022 - 2023 là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về GDMN; nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025” gắn với thực hiện chủ đề "Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện"; nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non... trong đó, nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, quán triệt tinh thần đổi mới trong GDMN để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.

Thiết nghĩ, đó cũng được xem là nhiệm vụ xuyên suốt trong việc thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu có 214 trường mầm non (34 trường ngoài công lập); 93,0% trường đạt chuẩn quốc gia (đạt mức độ 2 trên 8,9%); duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi; tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ đạt 46,0% (trong đó: 48,4% trẻ ngoài công lập) và tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 96,6% (trong đó: 24,6% trẻ ngoài công lập).

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

Là thành viên chính thức của Liên hợp quốc trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế tin tưởng, đánh giá cao bởi vai trò và những đóng góp tích cực, hiệu quả về nhiều vấn đề quan trọng, mang tính cấp bách toàn cầu. Nổi bật là các hoạt động gìn giữ, củng cố nền hòa bình thế giới cùng các sáng kiến phát triển bền vững, bảo vệ, thúc đẩy và nâng cao quyền con người…

Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

TIN MỚI

Return to top