ClockThứ Năm, 03/11/2022 10:21

Hơn 70 báo cáo khoa học về “Giao lưu văn hóa, giáo dục Pháp - Việt - Nhật”

TTH.VN - Sáng 3/11, tại Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế diễn ra hội thảo khoa học quốc tế văn hóa- giáo dục lần thứ 3 (ICCE 2022) chủ đề “Giao lưu văn hóa, giáo dục Pháp - Việt - Nhật: Lịch sử và phát triển”. Hội thảo do Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế chủ trì, cùng các đơn vị phối hợp: Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Viện Pháp tại Việt Nam, Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Á, ĐH Aix Marseille, Pháp và Tổ chức The HEAD Foundation, Singapore.

60 bài báo được lựa chọn để xuất bản trong kỷ yếu hội thảo CITATrường đại học Sư phạm cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp bồi dưỡng giáo viênKhuynh hướng, giá trị giáo dục Tân học ở Đông Á và Việt Nam

Các đại biểu, chuyên gia quốc tế đến tham dự và trao đổi nhiều nội dung của hội thảo

Theo ban tổ chức hội thảo, các quốc gia - dân tộc trên con đường hình thành, phát triển đều có nhu cầu thiết yếu về giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực văn hóa - giáo dục. Pháp - Việt Nam - Nhật Bản là ba quốc gia ở hai không gian văn hóa khác nhau. Trong đó, Pháp đại diện cho văn hóa phương Tây, Nhật Bản và Việt Nam thuộc về văn hóa phương Đông. Mặc dù giữa Đông và Tây luôn có khoảng cách và những điểm khác biệt về lịch sử, văn hóa và giáo dục nhưng do vận mệnh lịch sử riêng, Việt Nam đã có quá trình tiếp xúc, giao lưu, ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa Nhật Bản và Pháp từ rất lâu đời.

Hội thảo đã nhận được hơn 70 báo cáo khoa học của các tác giả/nhóm tác giả đến từ Pháp, Nhật Bản và Việt Nam. Các báo cáo tập trung vào 6 chủ điểm: Quan hệ giữa văn học Việt Nam với văn học Pháp; Văn học Việt Nam với văn học Nhật Bản; Dấu ấn văn hóa Pháp - Việt Nam - Nhật trong lĩnh vực ngôn ngữ - truyền thông, nghệ thuật và du lịch ở Việt Nam; Giao lưu văn hóa Pháp - Việt Nam - Nhật Bản; Giao lưu văn hóa, Giáo dục Pháp - Việt Nam; Giao lưu văn hóa, giáo dục Nhật Bản - Việt Nam.

Cùng với phiên chính, hội thảo có 7 phiên với những chuyên đề hẹp khác nhau. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đánh giá lại một cách khái quát, chân thực về những thành tựu văn hóa, giáo dục Pháp - Việt - Nhật trong tiến trình lịch sử cũng như những triển vọng mới trong khung cảnh toàn cầu hóa hiện nay; rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào công cuộc đổi mới giáo dục và hợp tác văn hóa của ba quốc gia Pháp - Việt - Nhật…

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

TIN MỚI

Return to top