ClockThứ Ba, 05/06/2018 13:15

Hiệu quả từ hoạt động ngoài giờ

TTH - Năm 2001, sau khi tách từ Trường cấp 2, 3 Phong Điền, Trường trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Duy nhanh chóng trở thành lá cờ đầu của khối THCS huyện Phong Điền về chất lượng giáo dục.

Bộ Giáo dục yêu cầu toàn ngành khắc phục bệnh thành tíchNgành giáo dục đã làm được gì trong năm qua?Đổi mới giáo dục phổ thông: Sức ỳ lớn từ giáo viên?

Sinh hoạt ngoại khoá

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh, từ nhiều năm nay, Ban Giám hiệu (BGH) chỉ đạo liên đội và các tổ chuyên môn tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

“Đến thăm nhà máy sản xuất phân lân, con mới biết những bao phân hữu cơ mà ba mẹ mua về trồng cây được làm từ than bùn, phân động vật…”. Em Nguyễn Phan Hài Nhi, học sinh lớp 8/1 kể về lần đến tham quan Nhà máy Phân lân hữu cơ do nhà trường tổ chức. Còn em Nguyễn Thị Ngọc Hoài, học sinh lớp 7/5, đã viết cảm nghĩ của mình trong bài thu hoạch sau chuyến đi Quảng Trị: “Được thắp hương ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thăm địa đạo Vịnh Mốc, sông Thạch Hãn…, em mới cảm nhận được sự hy sinh của các thế hệ cha ông để giành lại hòa bình cho Tổ quốc”. Tổ chức đưa học sinh đi tham quan các di tích, thăm các công ty, trang trại, nhà máy để trải nghiệm và sáng tạo là một trong những chương trình được trường THCS Nguyễn Duy tổ chức thường xuyên. Để học sinh hào hứng tham gia các chương trình, hàng năm liên đội phối hợp với các tổ chuyên môn lập đề án theo từng môn học, liên hệ với các đơn vị và tìm nguồn hỗ trợ kinh phí để duy trì...

Từ ý nghĩa thiết thực mà các hoạt động ngoại khóa mang lại, nhà trường nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân nên phong trào ngày càng mạnh. Có những chương trình tổ chức cho cả phụ huynh cùng tham gia, như: Ngày hội bóng đá vui, dã ngoại, trồng cây làm đẹp sân trường... đã góp phần làm sôi động phong trào và nhận được nhiều sáng kiến hay từ phụ huynh, như: phụ huynh tổ chức bán hàng gây quỹ duy trì các hoạt động của câu lạc bộ bóng đá của trường; trồng cây xanh trong sân trường…

Thầy giáo Phạm Đức Linh, Tổng phụ trách nhà trường cho biết: “Trực tiếp tham gia phong trào, nhiều phụ huynh tự nguyện đóng góp và kêu gọi kinh phí để duy trì hoạt động”. Anh Nguyễn Quốc Văn, phụ huynh em Nguyễn Lâm Hải, học sinh lớp 8/1 nhiều năm liền làm tình nguyện viên của các phong trào, cho biết: “Cùng con tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, chúng tôi có điều kiện gần gũi với con cái hơn”. Em Nguyễn Viết Thành Nhân, học sinh lớp 6/1, nói: “Con rất thích các buổi sinh hoạt ngoài giờ, vì thầy cô thường lấy những ví dụ gần gũi với cuộc sống giúp chúng con dễ hình dung ra bài giảng ở lớp; cũng nhờ đó, con hiểu biết thêm về sự phát triển của cơ thể mình, không để bị xâm hại; biết quan tâm gia đình, tự ủi quần áo, trang trí phòng học….

Thầy giáo Hoàng Hữu Hiền, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Để phát huy hiệu quả hoạt động ngoại khóa, BGH thường xuyên đổi mới chương trình theo hướng phát huy tính độc lập, yêu cầu giáo viên soạn thêm tài liệu bổ trợ, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tạo điều kiện để học sinh sáng tạo, chủ động để tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện ở lớp, ở trường. Các chương trình được nâng cấp theo từng khối lớp, đối với các lớp đầu cấp, kỹ năng cơ bản luôn được nhà trường xem trọng và tăng dần kỹ năng cho HS cuối cấp”.

Nói về cách làm của trường Nguyễn Duy, ông Nguyễn Phi Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phong Điền, nhận xét: “Qua kiểm tra, chúng tôi đánh giá, chương trình giáo dục kỹ năng sống của trường đưa ra phù hợp với nhận thức, tâm sinh lý của các em. Hiệu quả là trường luôn đạt giải cao tại các hội thi các cấp tổ chức. Điều đó thêm khẳng định  hiệu quả mà thầy, trò và phụ huynh nhà trường đã đạt, chúng tôi cũng mạnh dạn coi đây là một cách làm tốt cần nhân rộng để các trường mạnh dạn xây dựng chương trình ngoại khóa cho HS”.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết sẻ chia

Với các em học sinh, Tết không chỉ là dịp vui chơi, sum vầy, đây còn là dịp để sẻ chia, hướng về những hoàn cảnh khó khăn. Nhiều hoạt động thiện nguyện do nhà trường tổ chức đã thắp lên trong các em ngọn lửa yêu thương, lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp.

Tết sẻ chia
Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết

Trước kỳ nghỉ Tết, nhiều trường học tổ chức các hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền vừa tạo không khí vui tươi, vừa giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh.

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết
Học sinh vui Tết, đón xuân

“Tết đoàn kết – phiên chợ nghĩa tình” là hoạt động trải nghiệm Tết Huế dành cho các em học sinh của Trường tiểu học Vĩnh Ninh (Quận Thuận Hóa), diễn ra ngày 24/1.

Học sinh vui Tết, đón xuân
Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ

Bảo hộ và quản lý tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các đặc sản, sản phẩm lợi thế của địa phương là bước khởi điểm căn bản để nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ

TIN MỚI

Return to top