ClockThứ Ba, 23/03/2021 06:30

Giáo viên lo lắng khi dạy tích hợp

TTH - Từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ được học tích hợp liên môn lịch sử - địa lý, khoa học tự nhiên thay vì các môn đơn lẻ như trước đây. Điều này khiến giáo viên lo lắng khi các thầy cô lâu nay vẫn quen với việc dạy và được đào tạo đơn môn.

Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6

Học sinh lớp 6 sẽ học tích hợp năm học 2021-2022

Mới đây, tại tọa đàm “Sách giáo khoa mới lớp 2, lớp 6” trực tuyến toàn quốc, giáo viên ở Thừa Thiên Huế được cung cấp thông tin: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới từ lớp 6, các môn địa lý- lịch sử sẽ được tích hợp thành một môn, tương tự các môn như vật lý, sinh học, hóa học sẽ được tích hợp thành môn khoa học tự nhiên.

Sách giáo khoa môn khoa học tự nhiên sẽ đảm bảo vừa hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy tích hợp, vừa đổi mới phương pháp giảng dạy trước yêu cầu phù hợp với năng lực học sinh. Các tác giả biên soạn đã xây dựng theo mạch nội dung, tích hợp các kiến thức. Đơn cử, khi dạy về vật thể sống, nội dung không chỉ đơn thuần là kiến thức sinh học, mà còn tích hợp nhiều kiến thức khác nhau. Do vậy, đòi hỏi giáo viên dạy sinh học ngoài việc dạy kiến thức phải đảm nhận thêm việc bổ sung các kiến thức nền cho học sinh.

Với chương trình mới, sách mới sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ với đội ngũ giáo viên. Phần lớn, giáo viên tại các trường hiện nay chỉ được đào tạo đơn môn, nhưng khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới từ bậc trung học cơ sở, nhiều môn học lại được tích hợp theo nhóm, yêu cầu giáo viên phải có kiến thức nhiều môn khác nhau.

Cơ sở vật chất của nhiều trường phổ thông còn hạn chế dẫn đến hạn chế trong đổi mới phương pháp dạy học. Hình thức quản lý nhà trường, hoạt động chuyên môn của giáo viên cũng đã quen với quản lý tách biệt 3 môn vật lý, hóa học, sinh học.

 Cô N.T.A, giáo viên dạy sinh học, âu lo: “Mỗi tiết học chỉ có 45 phút nhưng các bài đều có kiến thức của cả 3 môn, nếu tôi giải thích nhanh, các em sẽ không nắm được nhưng nếu đi sâu sẽ rất khó đảm bảo về thời gian. Hơn nữa, giáo viên dạy môn sinh khó, giảng sâu kiến thức môn lý và ngược lại. Không phải thầy cô nào cũng dạy chuyên được cả 3 môn”.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến, Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn khoa học tự nhiên 2018 cũng cho biết, trước khi áp dụng chương trình mới, giáo viên sẽ được tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo. Dạy và học tích hợp nhưng không phải hỗn độn môn này với môn kia mà vẫn phải dạy đúng, nghĩa là kiến thức hoá học vẫn phải là hoá học, sinh học vẫn phải là sinh học, không biến dạng, mà tích hợp các kiến thức, liên kết tạo thành mạch với nhau.

Cô Lê Thị Hồng Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An cho biết: Giáo viên dạy lớp 6 của trường đang tham gia các lớp tập huấn trực tuyến. Khi tích hợp kiến thức liên môn, giáo viên các môn độc lập hiện nay sẽ vẫn dạy các phần độc lập, còn chủ đề chung sẽ do nhóm, tổ giáo viên cùng thiết kế. Chủ đề nghiêng về môn nào thì do giáo viên môn đó dạy, các giáo viên khác hỗ trợ.

Giải pháp mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra trong thời điểm này là bồi dưỡng giáo viên hiện hành để thực hiện môn học. Các giáo viên đang được tập huấn theo 9 mô-đun, bàn về nội dung và phương pháp giảng dạy của các môn học. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành sử, địa thì hoàn toàn có thể dạy môn học này. Sở GD &ĐT sẽ triển khai bồi dưỡng đại trà cho giáo viên phổ thông theo nguyên tắc bồi dưỡng chéo. Ví dụ, giáo viên địa lý sẽ được bồi dưỡng 20 tín chỉ môn lịch sử và ngược lại.

Với những thay đổi này cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu nhất định giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh việc giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế, mang thực tiễn vào bài học…

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luật Nhà giáo & sự mong chờ của giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo với những chính sách mới, đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo nhận được sự quan tâm của đông đảo giáo viên. Những chính sách tốt hơn dành cho nhà giáo là động lực để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề.

Luật Nhà giáo  sự mong chờ của giáo viên
Nâng cao chất lượng dạy tiếng Pháp ở cấp tiểu học

Từ ngày 27-29/11 tại TP. Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức hội nghị tập huấn cho giáo viên tiếng Pháp cấp tiểu học.

Nâng cao chất lượng dạy tiếng Pháp ở cấp tiểu học

TIN MỚI

Return to top