ClockThứ Tư, 12/09/2018 07:48

Đại học Huế và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam ký kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học

TTH.VN - Ngày 11/9, Đại học Huế và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam ký kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa hai đơn vị.

Triển khai kiểm kê di tích lịch sử - văn hóaTrung tâm dữ liệu văn bản cổ miền Trung tại HuếGiới thiệu sách “Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigeau”Phát triển du lịch tâm linh ở Huế“Vấn đề di sản tôn giáo ở miền Trung”Muốn giữ được bài chòi phải giữ được tính cộng đồng trong không gian văn hóa

Hai đơn vị thống nhất nhiều vấn đề liên quan đến công tác đào tạo 

PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế và PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; đại diện lãnh đạo Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế và các trường đại học thành viên Đại học Huế dự, chứng kiến lễ ký kết.

Theo nội dung ký kết, Đại học Huế và Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã thống nhất biên bản ghi nhớ về các nội dung cơ bản liên quan đến công tác đào tạo ngành quản lý văn hóa trình độ cử nhân và trình độ thạc sỹ; ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật trình độ thạc sỹ tại Đại học Huế và các đơn vị thành viên. 

Hai đơn vị cũng hợp tác trong các lĩnh vực như trao đổi giảng viên, sinh viên; thực tập nghề nghiệp; tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sỹ; đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật…

Được biết, ngoài vai trò là cơ quan nghiên cứu tư vấn cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo sau đại học duy nhất của ngành văn hóa - thông tin. Đến nay, viện đã và đang đào tạo hơn 20 khoá với gần 300 nghiên cứu sinh các chuyên ngành thuộc khoa học văn hóa và khoa học nghệ thuật cho nhiều cơ quan, viện, trường của các địa phương trong cả nước.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

Ngày 7/12 tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 30 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 3 trong tổng số 267 bác sỹ đang được đào tạo; và khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 13 với 32 bác sỹ được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn quy định.

Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

TIN MỚI

Return to top