ClockThứ Sáu, 24/07/2015 17:59

“Vấn đề di sản tôn giáo ở miền Trung”

TTH - Đó là chủ đề của hội thảo được Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Phân viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức sáng 24/7. TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo và TS Trần Đình Hằng, Trưởng Phân viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế dự, chủ trì hội thảo.

Hội thảo nhận được 22 bài viết và tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của các PGS, TS, nhà nghiên cứu trong và ngoài khu vực miền Trung đánh giá một cách khoa học, khách quan, nêu bật giá trị về các di sản tôn giáo vật thể, phi vật thể ở miền Trung; về giá trị di sản của các tôn giáo; Các giá trị văn hóa, lịch sử của di sản tôn giáo, trong đó có Phật giáo, Công giáo và các tôn giáo truyền thống khác.

Đây là cơ sở để xã hội nhận thức một cách đầy đủ, khoa học hơn đối với di sản tôn giáo ở Việt Nam nói chung và di sản tôn giáo ở miền Trung nói riêng; là điều kiện quan trọng giúp ngành du lịch Thừa Thiên Huế phát huy thế mạnh di sản tâm linh trong phát triển du lịch. 

Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo

Ngày 25/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Cục Nghiệp vụ và Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP. Huế xác minh, làm rõ và khởi tố đối tượng Hoàng Trung Nghĩa về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự.

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo
5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Chân Mây ngày ấy, bây giờ

Đầu xuân 1976, tôi theo Bí thư Huyện ủy Phú Lộc ông Lê Thái Tâm về xã Lộc Vĩnh, tiện thể được ông dẫn đi thăm nơi Phú Lộc dự định sẽ xây một con đập. Từ cửa Kiễn, chiếc U-oat chạy một mạch qua bãi cát phẳng lì và dừng lại bên bờ bắc của con lạch có tên là Chu Mới.

Chân Mây ngày ấy, bây giờ

TIN MỚI

Return to top