ClockThứ Hai, 25/04/2022 06:45

Chủ động phương án tuyển sinh năng khiếu

TTH - Mùa tuyển sinh 2022, Đại học (ĐH) Huế phân cấp các trường, đơn vị đào tạo chủ động kế hoạch, tổ chức phương án thi tuyển năng khiếu.

Tìm hiểu kỹ khi đăng ký xét tuyển đại họcGiữ nguyên phương án trong tuyển sinh đầu cấpNhiều thay đổi ở phương thức riêng

Lớp luyện thi mỹ thuật năm 2022 cho học sinh THPT

Các trường chủ động phương án

Ngay từ tháng 3/2022, Khoa Kiến trúc - Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế đã thông báo rộng rãi đến thí sinh về kỳ thi đánh giá năng lực môn vẽ mỹ thuật đầu vào ngành kiến trúc năm 2022. Khác với năm 2021, năm nay Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực môn vẽ mỹ thuật hình thức trực tiếp, dự kiến 2 đợt (đợt 1 vào tháng 4/2022 và đợt 2 sau kỳ thi tốt nghiệp THPT). TS.KTS. Nguyễn Ngọc Tùng, Trưởng khoa Kiến trúc - Trường ĐH Khoa học cho biết: “Trong đợt 1, kỳ thi có 4 hội đồng thi, tổ chức thi tại 4 tỉnh: Thừa Thiên Huế (Trường ĐH Khoa học), Quảng Trị (Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị), Quảng Bình (Trường ĐH Quảng Bình) và Quảng Nam (Trường ĐH Quảng Nam). Khoa tổ chức thi 2 đề vẽ tĩnh vật và tượng. Thời gian đều là 180 phút”.

Theo TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế, năm nay, cùng với Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cũng phân cấp để các trường chủ động quyết định phương án, hình thức tổ chức thi tuyển về tuyển sinh năng khiếu. Đối với các ngành năng khiếu, sẽ xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc dựa vào điểm học bạ kết hợp với kết quả thi tuyển năng khiếu. “Năm nay, tuyển sinh năng khiếu có 10 ngành. Trong đó, Trường ĐH Sư phạm có 2 ngành: Giáo dục mầm non, sư phạm âm nhạc; Trường ĐH Khoa học một ngành là kiến trúc; Trường ĐH Nghệ thuật 6 ngành: Sư phạm mỹ thuật, hội họa, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và điêu khắc. Khoa Giáo dục thể chất tuyển sinh ngành giáo dục thể chất”, đại diện Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế cho hay.

Tại Trường ĐH Nghệ thuật, ngoài môn văn hóa, thí sinh phải thi các môn năng khiếu (hình họa, trang trí hoặc tượng tròn, phù điêu) do nhà trường tổ chức theo quy định để lấy kết quả xét tuyển hoặc sử dụng kết quả các môn thi năng khiếu là hình họa, trang trí hoặc hình họa, bố cục hoặc tượng tròn, phù điêu do hội đồng tuyển sinh các trường ĐH trên toàn quốc cấp để xét tuyển. Điểm các môn năng khiếu có hệ số 1. Các môn trang trí và phù điêu, hình họa và tượng tròn có thời gian làm bài liên tục trong 2 tiếng (không thi vẽ mẫu người).

TS. Nguyễn Tuấn Vĩnh, Trưởng khoa Giáo dục mầm non - Trường ĐH Sư phạm chia sẻ, khác với năm ngoái tổ chức thi 2 đợt, trong đó có 1 đợt thi trực tuyến, năm nay, dự kiến sẽ chỉ tổ chức thi 1 đợt và tổ chức thi trực tiếp cho thí sinh đăng ký dự thi vào hai ngành giáo dục mầm non và sư phạm âm nhạc. Tổ hợp môn xét tuyển của ngành giáo dục mầm non gồm: Ngữ văn, năng khiếu 1, năng khiếu 2, trong đó năng khiếu 1 là hát, năng khiếu 2 là kể chuyện theo tranh hoặc toán và hai môn năng khiếu (hát, kể chuyện theo tranh). Với ngành sư phạm âm nhạc, tổ hợp môn xét tuyển là ngữ văn, năng khiếu 1 (cao độ - tiết tấu), năng khiếu 2 (hát/nhạc cụ) hoặc toán và hai môn năng khiếu như trên.

Theo TS. Nguyễn Gắng, Khoa Trưởng khoa Giáo dục Thể chất - ĐH Huế, riêng đối với ngành giáo dục thể chất, trước khi thi môn năng khiếu, thí sinh phải đạt yêu cầu về kiểm tra thể hình theo quy định mới được dự thi các môn năng khiếu. Yêu cầu bắt buộc thí sinh có thể hình cân đối, không dị hình, dị tật, nam cao 1,63m và nặng 45kg trở lên; nữ cao 1,53m và nặng 40kg trở lên.

Sẵn sàng hỗ trợ thí sinh

Theo đại diện các trường, các ngành năng khiếu có nhiều đặc thù và đơn vị đào tạo cũng có phương án sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ thí sinh. Theo lãnh đạo Trường ĐH Nghệ thuật, từ ngày 10/4, nhà trường đã mở lớp luyện thi mỹ thuật miễn phí dành cho học sinh khối THPT. Các giảng viên đang giảng dạy tại trường sẽ luyện thi cho học sinh và hình thức học tập có thể trực tiếp hoặc trực tuyến.

TS.KTS. Nguyễn Ngọc Tùng cho biết, ngoài các trung tâm luyện thi năng khiếu, tại Trường ĐH Khoa học, câu lạc bộ Mỹ thuật cũng tổ chức các hoạt động giao lưu vẽ mỹ thuật, tạo cơ hội để giao lưu và hướng dẫn học sinh các nội dung, trong đó có 2 nội dung liên quan kỳ thi đánh giá năng lực môn vẽ mỹ thuật là vẽ tĩnh vật, vẽ tượng.

Hiện, các trường cũng đã thiết lập các đường dây nóng, kênh tư vấn đề hỗ trợ, tư vấn kỹ năng, nội dung liên quan đến kỳ thi năng khiếu cho thí sinh, cách thức ôn luyện thi nhằm đạt kết quả tốt nhất. Theo đại diện các trường, khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT, những nội dung thi năng khiếu dường như đã có sẵn. Điều quan trọng, thí sinh cần cố gắng tập luyện, tận dụng những hướng dẫn, tư vấn từ đơn vị đào tạo ĐH để đạt kết quả tốt nhất.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top