ClockThứ Bảy, 17/04/2021 11:19

Chỉ thị mới về Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021

Thủ tướng yêu cầu không để thí sinh nào phải bỏ thi vì khó khăn kinh tế, đi lại; các đơn vị nghiệp vụ và Công an các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho Kỳ thi.

Gỡ khó cho phân luồng học sinhThông tin thí sinh cần nhớ rõ trong kỳ tốt nghiệp THPT 2021Giáo dục kỹ năng gia chánh cho học sinhHọc sinh tranh tài cuộc thi sáng tạo mỹ thuậtKhai trương phòng dạy kỹ năng gia chánh tại Trường THPT Hai Bà TrưngGiữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 của học sinh lớp 12 trường THPT Trương Định (Hà Nội)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh Đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2021.

Để Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh Đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2021 (Kỳ thi và tuyển sinh) năm 2021 được triển khai an toàn, nghiêm túc, khách quan, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện những công việc trọng tâm sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi, trực tiếp thực hiện các khâu: Ban hành các văn bản chỉ đạo, quy chế, hướng dẫn, triển khai kế hoạch tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh; chịu trách nhiệm về đề thi; cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các quy định, thông tin cần thiết về Kỳ thi và tuyển sinh; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác tổ chức thi thống nhất toàn quốc và chấm thi trắc nghiệm bằng máy tính, bảo đảm an toàn.

Không để thí sinh nào phải bỏ thi vì khó khăn kinh tế, đi lại

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức Kỳ thi trên địa bàn, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng bao gồm: Tổ chức đăng ký dự thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra, công bố kết quả thi và phúc khảo bài thi, xét công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức Kỳ thi tại địa phương; bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để tổ chức Kỳ thi; bảo đảm các quy định phòng dịch, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh, trật tự, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn nghỉ cho thí sinh và người thân ở tất cả các điểm tổ chức thi; vận động, hỗ trợ các thí sinh là con em hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, thí sinh khuyết tật, thí sinh cư trú tại các vùng chịu ảnh hưởng thiên tai tham dự Kỳ thi; không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.

Bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho Kỳ thi.

Thanh tra Chính phủ chỉ đạo Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử người tham gia Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các đoàn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi của địa phương.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về Kỳ thi và tuyển sinh.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tích cực phối hợp, chủ động tham gia cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai tổ chức Kỳ thi; bảo đảm các điều kiện về cấp điện, bưu chính viễn thông, giao thông vận chuyển, khám chữa bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và thực hiện tốt những công việc được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, kiến nghị trong kế hoạch phối hợp tổ chức Kỳ thi.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn cho Kỳ thi tại địa phương theo chỉ đạo chung của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công bố công khai đề án, phương thức tuyển sinh trước khi thí sinh đăng ký dự Kỳ thi; chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tuyển sinh bảo đảm công bằng, minh bạch; điều động, phân công cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học tham gia công tác thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tại các địa phương theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025:
Đánh giá toàn diện năng lực người học

Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT được thi theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trong đó tập trung đánh giá năng lực toàn diện của người học. Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, các trường tích cực phổ biến quy chế, ôn tập để học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp đến.

Đánh giá toàn diện năng lực người học

TIN MỚI

Return to top