ClockThứ Hai, 20/06/2022 14:55

Nơi đào tạo “nhà báo đa năng”

TTH - Theo sự phát triển của internet, để bắt kịp xu hướng hiện đại, người làm báo bên cạnh năng lực báo chí còn phải nắm bắt kỹ năng làm báo điện tử.

Nhà báo HuếTrao Giải Báo chí Hải Triều cho 27 tác phẩm xuất sắc

 Khoa Báo chí - Truyền thông tự hào luôn có dụng cụ đầy đủ, hiện đại để sinh viên học tập

Những năm gần đây, Khoa Báo chí - Truyền thông (BC-TT) thuộc Trường đại học Khoa học (ĐHKH) Huế đã bổ sung nhiều học phần về truyền thông đa năng như một sự bắt nhịp với việc thay đổi công nghệ làm báo.

Theo TS. Phan Quốc Hải, Trưởng khoa BC-TT Trường ĐHKH Huế, làm báo ngày nay khác thời trước khá nhiều. Nhà báo bây giờ phải biết chụp ảnh, quay phim, dựng phim và viết báo trên điện thoại di động, mới có thể tạo ra sản phẩm đa phương tiện nhanh chóng, dễ tiếp cận với độc giả. TS. Hải đã sử dụng một cụm từ rất chính xác đó là “nhà báo đa năng”. Để có thể đào tạo ra những nhà báo của thời đại số, Khoa BC-TT của Trường ĐHKH Huế không ngừng nghiên cứu, xây dựng mới, điều chỉnh các học phần để đem đến cho người học những kiến thức hữu hiệu với truyền thông hiện đại. Sự thay đổi của chương trình đào tạo trong những năm gần đây đều là các môn học nghiêng về kỹ thuật như kỹ năng quay phim, kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng xây dựng tác phẩm đồ họa…

Thầy Hải cho rằng: “Khi báo chí số lên ngôi, ngoài nội dung thì nhà báo phải là người nắm vững công nghệ. Từ mục tiêu mới này, Khoa BC-TT của Trường ĐHKH luôn cố gắng đổi mới để bắt kịp thời đại. Chúng tôi phải đào tạo sao để "cho ra lò" những nhà báo đáp ứng được nhu cầu mới". Theo thầy Hải, để có thể trở thành một nhà báo đúng nhịp thời đại hiện nay, bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ của nhà báo “ngày xưa”, nhà báo “truyền thống” thì sinh viên phải biết thêm cả về kinh tế báo chí. Song hành cùng đạo đức và trách nhiệm của người làm báo với xã hội là nhà báo phải nắm bắt được công nghệ mới phù hợp với yêu cầu về một nền báo chí công nghệ cao. Và, đó cũng chính là ba tiêu chí chính mà Khoa BC-TT muốn sinh viên hiểu, nắm vững khi chọn nghề báo.

Là nơi đào tạo người làm báo duy nhất tại Huế với số lượng sinh viên mỗi khóa từ 100-150 người, thầy cô Khoa BC-TT của Trường ĐHKH Huế luôn cố gắng cải tạo môi trường học cho sinh viên. Từ lý thuyết được truyền đạt sâu đến những buổi thực hành kỹ thuật, nơi thực tập của sinh viên đều được nhà trường chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Quan điểm của các thầy cô rất rõ ràng: Nền tảng kiến thức luôn quan trọng nhất với bất kỳ ngành học nào, nên trong từng học phần đều được các giáo viên nghiên cứu, chắt lọc ra những thứ tốt nhất, hiệu quả nhất để truyền đạt cho sinh viên. Việc kết hợp học phần truyền thông tạo nên một sự giao thoa giữa báo chí và truyền thông đã hỗ trợ sinh viên ra trường dù làm báo nhưng vẫn có thể làm truyền thông tốt.

Hiện, khoa được trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ, có đến 4 studio khác nhau cho sinh viên học và luyện tập. Những môn học về kinh tế báo chí, cách hướng dẫn để một nhà báo có thể hoàn thành và “bán” được sản phẩm… cùng những bài học về đạo đức nhà báo luôn được lồng ghép vào chương trình học.

Là một ngành với 70% dung lượng là thực hành trong chương trình học, Khoa BC-TT Trường ĐHKH Huế không chỉ đơn giản là dạy kiến thức. Thứ mà các thầy cô nhắm đến là đào tạo được một người làm báo đúng nghĩa, nhà báo “đa tài” của thời đại số. Từ khi nhập học đến tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ được nhà trường “gởi” đi thực tập hai lần vào năm ba và năm tư. Những địa điểm thực tập luôn là những cơ quan truyền thông, báo chí có uy tín. Chính sự quan tâm đến thực hành đã giúp đội ngũ sinh viên Khoa BC-TT được đào tạo ở đây ngày càng chất lượng và được nhiều đơn vị báo chí đón nhận.

Để có thể bắt kịp với thời đại công nghệ số, nhiều ngành nghề, trong đó có báo chí đã phải điều chỉnh rất nhiều để có thể phù hợp, vừa kịp thời vừa chất lượng lại có sức hút với sinh viên, hữu ích với người làm báo trẻ.

Hiện Khoa BC-TT đang cùng một số khoa khác trong trường nghiên cứu phương pháp, kỹ năng mới nhằm áp dụng vào tương lai, cụ thể là kết hợp với Khoa Kiến trúc nghiên cứu kỹ năng làm thực tại ảo và thực tại tăng cường, nhằm tạo nên sản phẩm báo chí 3D.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

Ngày 7/12 tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 30 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 3 trong tổng số 267 bác sỹ đang được đào tạo; và khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 13 với 32 bác sỹ được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn quy định.

Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

TIN MỚI

Return to top