ClockThứ Năm, 23/07/2020 14:36

Nhân rộng mô hình “khuyến nghề”

TTH - Cùng với khuyến học và khuyến tài, hoạt động khuyến nghề được khuyến khích ở Thừa Thiên Huế.

Khuyến học đi cùng khuyến nghềXúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề

Nghề mộc Mỹ Xuyên (Phong Hòa, Phong Điền) cần được đào tạo bài bản và công phu

Dòng họ cùng vào cuộc

Hoạt động đáng ghi nhận của Ban Khuyến học Dòng họ Văn ở xã Quảng Thái (Quảng Điền) gần đây là động viên con em trong họ tham gia các đợt tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, nấu ăn, ngành nghề… được tổ chức tại nhà văn hóa xã và các nhà cộng đồng thôn để nắm bắt kiến thức nhằm áp dụng vào thực tiễn đời sống, lao động và giải quyết việc làm cho gia đình.

100% gia đình thuộc dòng họ Văn cũng thường xuyên sinh hoạt các câu lạc bộ đoàn thể, học tập qua đài báo… để học cách làm kinh tế. Qua học tập, dòng họ Văn đã nổi lên có các mô hình làm ăn tiêu biểu, như trồng mướp trên rú cát của ông Văn Sà và Văn Thanh Lâm; nuôi vịt đồng của ông Văn Banh; chăn nuôi gia súc của ông Văn Lợi và Văn Mỹ; trang trại của các ông Văn Đức Quang và Văn Đức Tuấn.

Dòng học Nguyễn Văn ở xã Lộc Bổn (Phú Lộc) lại có cách làm khuyến nghề giàu tính nhân văn. Đối với các cháu bậc trung học trong họ, do hoàn cảnh khó khăn quá không tiếp tục học chữ được, dòng họ tìm hiểu để hướng nghiệp chuyển sang học nghề. Từ năm 2016 đến nay, có hơn 20 con em trong dòng họ Nguyễn Văn ở xã Lộc Bổn hoàn thành các khóa học nghề và đang lao động trong nước cũng như đi xuất khẩu lao động có thu nhập đều đặn, đóng góp cải thiện đời sống gia đình. Còn những con cháu muốn khởi nghiệp sớm, những người thành đạt trong họ nhiệt tình hướng dẫn, cho vay vốn với lãi suất 0% để tự tin bước vào đời.

Điểm nhấn Trung tâm Học tập cộng đồng

Giai đoạn 2016 - 2019, các trung tâm học tập cộng đồng của 11 xã và thị trấn thuộc huyện Quảng Điền có giáo viên tăng phái, hằng năm đã tổ chức tập huấn cho hơn 9.000 lượt người tham dự với các chuyên đề về chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt, thủ công nghiệp… Đồng thời, giảng dạy tiếp tục sau khi biết chữ tại 7 xã, với 7 lớp và đã phối hợp với các cơ quan chức năng đào tạo nghề ngắn hạn cho 581 người và có 234 người có nghề mới.

Xã Phong Hòa (Phong Điền) có làng cổ Phước Tích và 2 làng nghề nổi tiếng là mộc mỹ nghệ điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên và gốm Phước Tích. Thời gian qua, giúp Nhân dân duy trì và phát triển nghề truyền thống, Trung tâm Học tập cộng đồng xã phối hợp với cơ quan cấp trên mở 3 lớp đào tạo nghề mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ cho 127 học viên; đồng thời, mở 3 lớp tập huấn về kỹ năng, hình thức quảng bá sản phẩm cho các hộ sản xuất mộc mỹ nghệ, điêu khắc ở làng nghề Mỹ Xuyên. Trung tâm cũng mở 2 lớp đào tạo nghề gốm cho người dân Phước Tích với 36 học viên.

Một vài suy nghĩ

Sự nhập cuộc dòng họ tuy mới mẻ nhưng nếu được khuyến khích kịp thời, sẽ là hướng đi hiệu quả trong khuyến nghề. Không chỉ vận động viên, các dòng họ còn có khả năng huy động nguồn lực tạo điều kiện cho con em trong họ được học nghề, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có thể khởi nghiệp, chuyển nghề hay đầu tư phát triển kinh tế.

Vai trò của Trung tâm Học tập cộng đồng được khẳng định khi có sự phối hợp và hỗ trợ của Hội Khuyến học địa phương. Trường hợp của Phong Hòa là ví dụ. Hội Khuyến học Phong Hòa đã phân công 2 thành viên Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội tham gia Ban Giám đốc, làm giám đốc và phó giám đốc, cùng với 1 giáo viên được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền biệt phái đã góp phần củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức của Trung tâm Học tập cộng đồng xã; qua đó, tổ chức tốt các hoạt động khuyến học, khuyến tài và khuyến nghề.

Đối tượng hướng tới của khuyến nghề chủ yếu là người lớn tuổi. Theo ông Nguyễn Văn Mễ, Chủ tịch Hội Khuyến học Thừa Thiên Huế, đặc thù lớn nhất trong việc học của người lớn tuổi là họ đều đã kinh qua nhiều trải nghiệm. Bởi vậy, họ muốn nội dung học (bồi dưỡng) phải gắn với thực tiễn công việc, có thể ứng dụng ngay trong hoạt động hàng ngày hoặc những dự định thực thi trong tương lai gần. Do đó, các lớp khuyến nghề cho người lớn tuổi cần chú trọng nội dung này mới đem lại hiệu quả.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đẩy mạnh triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Huế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), hạ tầng trường lớp, xứng đáng là lá cờ đầu trong lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

TIN MỚI

Return to top