ClockThứ Tư, 09/10/2024 13:27

Người thầy lan tỏa tình yêu với môn sử

TTH - Ở Phú Vang, thầy giáo Trương Công Ngọc Hải (Trường THCS Phú Diên) nổi tiếng là người “truyền lửa” tình yêu môn lịch sử.

Tâm thế người thầyHạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu ngườiTri ân những người hiến xác cho y học

 Thầy Hải trao đổi kiến thức với học trò

Dưới sự dẫn dắt của thầy giáo Trương Công Ngọc Hải và thầy giáo Trần Văn Quang, năm học 2023 – 2024, học sinh huyện Phú Vang đạt 14 giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử (trong đó, có nhiều giải nhất và nhì). Thầy Hải và đồng nghiệp vinh dự được UBND huyện Phú Vang tặng giấy khen.

Theo thầy giáo Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Diên: Năm nào, trường cũng có nhiều học sinh đoạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh; trong đó, lịch sử luôn là môn học được “xướng tên” trên bục nhận giải cao. Các em trong đội tuyển học sinh giỏi của huyện nói riêng và rất nhiều thế hệ học sinh Trường THCS Phú Diên có một tình yêu đối với môn lịch sử. Những năm qua, nhiều học sinh của trường thi đỗ lớp chuyên lịch sử, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế, tiếp tục theo đuổi đam mê với môn học này. “Thầy giáo Trương Công Ngọc Hải là người “truyền lửa”, đồng hành cùng các em “giữ lửa” tình yêu đó” - Hiệu trưởng Trường THCS Phú Diên bộc bạch.

Dạy môn lịch sử là truyền đạt kiến thức, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước trong học sinh, trong tuổi trẻ địa phương. Việc học sinh yêu thích môn lịch sử là hết sức quan trọng. Nhận thức sâu sắc về điều này, Trường THCS Phú Diên nói chung, thầy giáo Trương Công Ngọc Hải đã trăn trở, áp dụng nhiều phương pháp truyền đạt, khơi gợi hứng thú, bồi dưỡng cảm xúc trong tâm hồn các thế hệ học trò.

Xung quanh khuôn viên trường học, các phòng học đều có pa-nô, áp-phích về lực lượng vũ trang hoặc nhân vật lịch sử. Trong khuôn viên trường xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, để  giáo dục cho các em tình yêu, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.

“Muốn học trò yêu thích môn lịch sử, bản thân mình phải nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, cập nhận những thông tin ngoài sách giáo khoa để truyền đạt cho các em. Tôi mua, đọc thêm nhiều sách chuyên môn; trao đổi với các đồng nghiệp trong trường và trong huyện, tỉnh. Đồng thời, lên mạng tham gia các hội nhóm giáo viên dạy lịch sử trong cả nước, để trao đổi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm.

Phương pháp truyền đạt cho học sinh phải đa dạng, “mềm mại” dễ “thấm” vào lòng người, khơi gợi lòng biết ơn, trách nhiệm và tình yêu. Tôi thường kể cho học sinh những câu chuyện về đời thường của các anh hùng, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hóa… Khi dạy về các sự kiện, các nhân vật lịch sử, thì ứng dụng công nghệ thông tin, chiếu các bộ phim tư liệu đã sưu tầm, để các em có cái nhìn toàn diện về lịch sử; định hướng cho cac em đọc những cuốn sách hay về các anh hùng, danh nhân văn hóa...” - thầy giáo Hải chia sẻ.

Không chỉ “truyền lửa”, thầy giáo Hải tâm nguyện luôn phải đồng hành cùng học trò “giữ lửa” tình yêu đối với môn học. Vậy nên, thầy giáo Hải luôn gần gũi với học trò, thường xuyên trao đổi với các em qua zalo, facebook, không chỉ riêng kiến thức mà còn cả nhưng điều liên quan tới bạn bè, gia đình; giúp các em tháo gỡ những điều khúc mắc, để các em có động lực học tập tốt hơn nữa.

Trong tâm trí nhiều thế hệ học trò và người dân trên địa bàn in đậm hình ảnh đẹp, thân thuộc, gần gũi: Mỗi năm học, trong gần 10 tháng theo lớp bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện, mỗi tuần vào ngày chủ nhật, sau yên xe máy của thầy giáo Hải luôn đèo học sinh (những em say xe không thể đi xe bus, cha mẹ khó khăn không thể đưa đón con) cùng vượt quãng đường 25km trong nắng nóng hay mưa rét, từ xã Phú Diên lên xã Phú Mỹ (lớp tập trung bồi dưỡng học sinh giỏi của toàn huyện; trước đây diễn ra tại xã Phú Thượng).

Tâm huyết và tình cảm của thầy giáo Hải tiếp thêm động lực cho học trò nỗ lực học tập theo đuổi đam mê. Nhiều năm qua, thầy giáo Hải cùng các đồng nghiệp khác đã có đóng góp không nhỏ cho ngành giáo dục & đào tạo huyện Phú Vang, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn” - ông Võ Văn Thịnh, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Vang cho biết.   

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (2)
tt
truongconghien4@gmail.com - 16/10/2024 18:30
Quá tuyệt vời luôn thầy Hải ơi
hh
huyền - 15/10/2024 22:58
📚❤️‍🔥

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàng mai trước hiên nhà

Lão yêu hoa như yêu con. Đặc biệt là mai vàng. Tết đến, ai đi ngang nhà lão cũng trầm trồ vì cả một rừng mai mọc kiêu hãnh trước hiên nhà. Xen kẽ dưới những gốc mai là hoa vạn thọ, mười giờ, sống đời… chen chúc nhau ưỡn mình đón nắng. Mai của lão trồng không to, gầy, khẳng khiu như thân hình của lão. Tuy vậy chúng có sức sống mãnh liệt và nở hoa cánh to, đẹp dịu dàng.

Hàng mai trước hiên nhà
Có những nhịp cầu

Nhi dựng xe dưới một tán cây im mát bên trong công viên. Từ đây cô có thể thấy rõ nền nhà cũ, mới tháng trước còn im lìm giữa đống gạch đổ, đìu hiu nhìn sang bên kia đường nơi cây cầu mới đang vào giai đoạn hoàn thiện. Vậy mà hôm nay khu nhà giải tỏa đang ồn ã mấy tốp công nhân khẩn trương dọn dẹp và trục bỏ các gốc cây trên vỉa hè.

Có những nhịp cầu
Lan tỏa những hành động đẹp

Qua gần 5 năm triển khai các hoạt động, phong trào xây dựng TP. Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, câu lạc bộ, đội, nhóm… trên địa bàn thành phố tích cực tham gia, góp phần xây dựng Huế ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Lan tỏa những hành động đẹp
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc

Diễn ra trong vòng hơn 6 tháng, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh trên toàn tỉnh tham gia, với con số vô cùng ấn tượng hơn 16.300 bài dự thi đến từ 120 trường.

Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc

TIN MỚI

Return to top