ClockThứ Hai, 02/09/2024 15:04

Hướng tới mục tiêu tốp 300 đại học tốt nhất châu Á

TTH - Các bảng xếp hạng cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới đều đã vinh danh Đại học Huế. Điều này minh chứng thuyết phục rằng, Đại học Huế đang tiến sâu ra trường quốc tế.

Tuyển sinh Đại học 2024: 551.479 thí sinh xác nhận nhập học đợt 1Tiếp sức đến trườngTrường đầu tiên trong Đại học Huế làm thủ tục nhập học năm 2024

Chuyên gia y tế nước ngoài chuyển giao các công nghệ y tế hiện đại tại Đại học Huế 

Khẳng định vị thế

Tháng 6/2024, dấu mốc mới cho Đại học Huế khi lần đầu tiên được vào bảng xếp hạng đại học thế giới của Quacquarelli Symonds World University Rankings 2025 (QS WUR). QS WUR năm 2025 xếp hạng 1.503 cơ sở giáo dục đại học từ 104 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam có 6 cơ sở được xếp hạng; trong đó, riêng Đại học Huế là cái tên mới xuất hiện, ở vị trí đồng hạng 1.201-1.400.

Từ năm 2024, QS WUR có một số điều chỉnh trong tiêu chí xếp hạng, theo hướng nhấn mạnh đến 3 tiêu chí: Tính bền vững, đầu ra về việc làm và hợp tác nghiên cứu quốc tế. Cùng với đó, hai tiêu chí khác cũng được đề cập là tỷ lệ giảng viên quốc tế tham gia giảng dạy và tỷ lệ sinh viên quốc tế. Hai tiêu chí này cho thấy, các trường đại học tạo được môi trường giảng dạy, học tập đa dạng về văn hóa. Sự đa dạng quốc tế giúp mang lại các quan điểm mới, cải thiện chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Cùng với đó, tỷ lệ sinh viên quốc tế phản ánh khả năng của Đại học Huế trong thu hút tài năng toàn cầu, cung cấp môi trường học tập đa dạng.

PGS.TS. Võ Viết Minh Nhật, Viện trưởng Viện Khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục - Đại học Huế cho rằng, Đại học Huế lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng QS WUR là một bước tiến lớn, phản ánh những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu. Thứ hạng này không chỉ nâng cao uy tín của Đại học Huế, mà còn góp phần khẳng định vị thế của Đại học Huế nói riêng, giáo dục đại học Việt Nam nói chung trên bản đồ thế giới. Thứ hạng này chắc chắn sẽ giúp Đại học Huế thu hút nhiều sinh viên và giảng viên quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy trong thời gian đến.

Đến nay, Đại học Huế đã có tên đầy đủ trong 4 bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới và khu vực châu Á của 2 bảng xếp hạng QS và THE (Times Higher Education). Năm 2024, trong xếp hạng đại học thế giới theo các lĩnh vực khoa học (World University Rankings 2024 by subject), THE cũng xếp hạng 4 lĩnh vực khoa học của Đại học Huế, gồm: Lâm sàng và sức khỏe, Kỹ thuật, Khoa học sự sống, Khoa học vật lý. Mới hơn là ngành Luật của Trường đại học Luật, Đại học Huế lọt vào bảng xếp hạng thuộc nhóm Khoa học xã hội và Kinh doanh - Kinh tế của THE năm 2024.

 GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường đại học Y - Dược được trao tặng Huân chương Quốc công của Nhà nước Pháp

THE cũng xếp hạng 4 lĩnh vực khoa học của Đại học Huế, gồm: Lâm sàng và sức khỏe, Kỹ thuật, Khoa học sự sống, Khoa học vật lý. Mới hơn là ngành Luật của Trường đại học Luật, Đại học Huế lọt vào bảng xếp hạng thuộc nhóm Khoa học xã hội và Kinh doanh - Kinh tế của THE năm 2024.

Từng bước tiến ra thế giới

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế khẳng định, các bảng xếp hạng đều dựa trên các yếu tố có tính định lượng cụ thể, chứ không hề định tính. Các tổ chức đều có những phương thức chấm điểm độc lập, khách quan, dựa trên những kết quả đào tạo, tuyển dụng của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế…

Đại học Huế đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 400 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức khoa học giáo dục của hơn 30 quốc gia trên thế giới; thực hiện 21 chương trình liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các đại học nước ngoài. Có 27 chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. Nhiều chương trình đào tạo một phần bằng tiếng nước ngoài cũng đã được triển khai, thuận lợi cho việc trao đổi tín chỉ đối với các sinh viên nước ngoài. Nâng cao khả năng trao đổi sinh viên, giảng viên quốc tế.

Đại học Huế cũng là thành viên chính thức của 17 mạng lưới đại học, tổ chức đào tạo và nghiên cứu quốc tế; tham gia hầu hết các mạng lưới viện nghiên cứu và trường đại học trong nước theo các ngành nghề đa dạng; có mối quan hệ với nhiều tổ chức tài trợ quốc tế, như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng châu Á, Ford Foundation, East meets West (Hoa Kỳ), Rockefeller Foundation, JICA, KOICA, Sida/SAREC, ICCO, Erasmus Mundus khu vực Đông Nam Á.

Giáo sư nước ngoài tham gia giảng dạy tại Đại học Huế 

Nhiều cá nhân, nhà khoa học tiêu biểu của Đại học Huế được nhận các giải thưởng uy tín hàng đầu thế giới. Tiêu biểu là TS. Trần Quang Hóa, Phó Trưởng khoa Toán học, Trường đại học Sư phạm nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp về “Nỗ lực cho hợp tác song phương trong khoa học giữa Pháp với các nước ASEAN”. Đặc biệt là GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường đại học Y - Dược được trao tặng Huân chương Quốc công của Nhà nước Pháp, tước Hiệp sĩ vì những đóng góp to lớn cho cộng đồng Y khoa Pháp ngữ.

PGS.TS. Lê Anh Phương nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra cho Đại học Huế, các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên, các trường, khoa và phân hiệu trực thuộc là phải duy trì, nâng cao chất lượng hơn nữa trên mọi lĩnh vực; tiếp tục có những đổi mới, giải pháp bắt kịp với xu thế phát triển của giáo dục đại học thế giới. Khi đó, mới có thể hướng đến mục tiêu đưa Đại học Huế nằm trong tốp 300 đại học tốt nhất châu Á và tốp 1.000 đại học thế giới trong thời gian đến.

Đức Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

TIN MỚI

Return to top