ClockThứ Tư, 15/05/2024 05:55

Đưa sách về với học sinh nông thôn

TTH - Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai về các trường học. Không chỉ các trường học trên địa bàn thành phố, mà ngay cả những trường ở nông thôn Thừa Thiên Huế cũng tổ chức các hoạt động về văn hóa đọc, tiêu biểu trong đó là Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh (Hương An, Hương Trà).
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Không học thêm vẫn thi tốtĐầu tư cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh ở vùng caoTiếp sức đến trường cho học sinh nông thôn

 Hoạt động phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh

Theo thầy giáo Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Hải, từ năm 2023, Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh đã triển khai hoạt động đọc sách tại thư viện như là một tiết học độc lập. Nhà trường bố trí vào thời khóa biểu các lớp từ 1 – 2 tiết/tuần cho các em học sinh đến đọc sách tại thư viện trường. Các lớp học cũng được trang bị tủ sách riêng, được trường luân chuyển 20 – 30 đầu sách khác nhau về hàng tuần. Nhân viên thư viện và các giáo viên của trường, đặc biệt là giáo viên môn văn được phân công kể chuyện sách, bình sách trực tiếp hằng tuần và trực tuyến nếu thời tiết không thuận lợi. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động liên quan tới đọc, viết dành cho các em học sinh để những mầm non đất nước hiểu hơn về giá trị của văn hóa đọc, từ đó yêu thích hoạt động đọc sách hơn.

Được xây dựng với mục tiêu trở thành nơi để các em học sinh có thể vừa học vừa chơi, giúp các em phát triển sự sáng tạo và niềm yêu thích đọc sách, thư viện chính là địa chỉ đáng tự hào của Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh. Với sự đồng lòng của giáo viên, phụ huynh, cựu học sinh và sự hỗ trợ của Thư viện tỉnh, thư viện trường sở hữu một lượng lớn đầu sách rất phong phú về thể loại, chất lượng phù hợp với lứa tuổi. Thư viện mở cửa vào tất cả các buổi trong tuần học, hai buổi/tuần vào dịp hè. Thư viện trở thành một địa chỉ được học sinh ở đây yêu thích bởi không gian xanh - sạch - mát, đồng thời thoải mái chọn sách trực tuyến, trực tiếp. Ngoài 4 máy tính kết nối mạng, còn có các bộ cờ vua, màu, giấy vẽ, tài nguyên Ebooks sẵn sàng phục vụ các bạn học sinh, điều này đặc biệt thiết thực đối với học sinh nông thôn.

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”, Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh đã thiết kế chuỗi hoạt động phong phú với tiêu chí “Mỗi hoạt động một điểm nhấn”. Trong tháng Tư vừa qua, trường còn mời nhà giáo, nhà thơ Mai Văn Hoan về giao lưu với chương trình “Trò chuyện với diễn giả về sách và văn hóa đọc”. Với lối suy nghĩ “Văn học là nhân học”, nhà thơ mở ra một cánh cửa mới, một cách suy nghĩ mới cho những em học sinh của Trường Nguyễn Đăng Thịnh, khiến các em một phần nào đó hiểu hơn về môn văn, trở nên tò mò, thích thú hơn với bộ môn này.

Nhà trường cũng phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức chương trình lưu động sách vào hai ngày 25 - 26/4, bao gồm đọc sách, chơi trò chơi, thi bình sách, kể chuyện, vẽ tranh về sách với mong muốn tạo ra một luồng sinh khí mới, phương châm "sách đi tìm người", kết thúc với điểm nhấn là hoạt động Hội thi “Kể chuyện, vẽ tranh về sách” mà ở đó mỗi câu chuyện sách đều là một bài học sâu sắc cho học sinh về truyền thống yêu nước, biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước; tình cảm sâu nặng, kính trọng Bác Hồ, tình cảm của mỗi người con xứ Huế luôn tự hào về truyền thống, giá trị văn hóa đặc sắc, tính cách tốt đẹp của đất và người xứ Huế; bồi dưỡng kỹ năng sống, thể hiện của mỗi bản thân học sinh trước tập thể và môi trường rộng lớn quanh em;…

Bà Mai Chi - Trưởng phòng Công tác bạn đọc của Thư viện Tổng hợp tỉnh, người sát cánh cùng nhà trường trong hai ngày này thể hiện sự bất ngờ trước những hoạt động hưởng ứng thiết thực, hiệu quả của một đơn vị trường học vùng ven khó khăn. Cách làm của nhà trường đã thu hút sự quan tâm, sự đồng hành của nhiều đối tác, từ đó nhận được sự ủng hộ của cộng đồng đối với niềm đam mê sách của thầy, cô giáo và các em học sinh ở đây.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng nghiệp thông qua ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"

Tổ chức cho học sinh chia sẻ về ước mơ, khát vọng; truyền cảm hứng, hướng nghiệp định hướng tương lai và trao quà hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam" do Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp với Trường THCS Thủy Phương (TX.Hương Thủy) tổ chức vào ngày 9/1. Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Hướng nghiệp thông qua ngày hội Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

TIN MỚI

Return to top