ClockThứ Sáu, 05/08/2022 14:51

Đầu tư cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh ở vùng cao

TTH - Năm 2022, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) môn tiếng Anh ở Thừa Thiên Huế tiếp tục đứng vị trí thấp so với các môn khác. Nguyên nhân là có sự chênh lệch trình độ giữa các vùng, miền. Học sinh vùng cao và cả vùng nông thôn khó khăn, học tiếng Anh khá chật vật.

Đảm bảo chất lượng giáo dục trong năm học mớiXây dựng Trường THPT chuyên Quốc học Huế sớm trở thành trường hàng đầu Quốc gia“Nâng bước” học trò

Học sinh Nam Đông vẫn gặp khó với môn ngoại ngữ

Thầy trò đều gặp khó

Huyện Nam Đông có 100% trường đều dạy tiếng Anh (từ lớp 3 đến lớp 5) theo chương trình tiếng Anh hệ 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); trong đó, có 7 trường dạy tiếng Anh từ lớp 1 và 2. Đa số học sinh là người dân tộc nên vốn từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng của các em rất hạn chế. Các em không mạnh dạn và đọc sợ sai. Đặc biệt, hạn chế về lỗi phát âm do đặc trưng về khẩu hình ngôn ngữ, phát âm hay bị nhầm sang tiếng mẹ đẻ nên việc nhớ từ mới rất khó khăn. Thế nên, không có gì lạ khi nhiều học sinh lớp 7 và 8 ở các huyện miền núi vẫn không biết giới thiệu về mình bằng những câu đơn giản.

Em Hồ Thị Niên, học sinh Trường THCS Hồng Vân (A Lưới), kể: “Em chật vật khi học tiếng Anh, từ cách đọc, cách viết đến hiểu nghĩa của từ. Học trên lớp xong về nhà em lại quên nhưng không biết hỏi ai cách đọc cho đúng”. Học sinh chỉ học tiếng Anh ở trên lớp, chưa tự học ngoài giờ và ngại giao tiếp tiếng Anh với các bạn. Trong khi đó, phụ huynh hầu như không có kiến thức về ngoại ngữ để dạy thêm cho con, hoàn toàn trông chờ vào việc học ở trên lớp.

Năng lực của giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn năng lực ngoại ngữ Việt Nam không đồng đều, do được đào tạo từ nhiều nguồn, với nhiều loại hình đào tạo khác nhau cũng là vấn đề đặt ra. Khảo sát ở một số trường học tại A Lưới cho thấy, nhiều giáo viên ngoại ngữ có thói quen dùng tiếng Việt trong giờ dạy với thời lượng lớn (khoảng trên 50% thời gian tiết học). Hiện tượng giáo viên hạ thấp yêu cầu, giảm nội dung với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, vùng cao. Mặt khác, đội ngũ giáo viên ở khu vực này cũng bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới cũng như chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năng lực ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ GD&ĐT là phải đạt chuẩn khung năng lực châu Âu.

Thiếu sự đầu tư

Thiếu giáo viên, thiếu trang, thiết bị dạy học đã ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học môn tiếng Anh. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đông ông Lại Quốc Trình cho rằng, dạy tiếng Anh cho học sinh dân tộc hầu như thiếu thốn trăm bề. Nhiều trường dạy “chay” trong sách giáo khoa, thầy đọc trò nghe là chủ yếu. Không ít trường chưa có phòng luyện âm, trang, thiết bị máy nghe thì hạn chế… Sách truyện thiếu thốn đặc biệt các loại sách bổ trợ học tốt, nâng cao khả năng tiếng Anh cho các em lại càng quý hiếm. Học sinh ít có môi trường giao tiếp cũng như điều kiện tối thiểu để học tiếng Anh tốt hơn.

Dạy học tiếng Anh trong các trường dân tộc nội trú vẫn mang nặng tư tưởng ứng thí, kể cả khi thi cuối cấp và thi vào đại học cũng mới chỉ tập trung vào ngữ pháp, đọc và dịch. “Các chủ đề trong sách giáo khoa tiếng Anh phù hợp nhưng những từ mới liên quan đến cuộc sống hiện đại mà các em chưa từng tiếp xúc nên giáo viên mất khá nhiều thời gian để giải thích. Tranh ảnh minh họa lại không có, giáo viên tự tìm, rồi phô tô về cho học sinh xem”, cô giáo Lê Thị Thu Hằng, Trường Dân tộc nội trú huyện Nam Đông  trao đổi.

Hằng năm, hội nghị bàn giải pháp để cải thiện điểm số môn tiếng Anh được Sở GD&ĐT tổ chức. Nguyên nhân khiến điểm thi năm nay vẫn thấp do đề thi có những câu hỏi khó, nhằm mục tiêu phân loại thí sinh. Đối với học sinh ở nông thôn và hai huyện A Lưới, Nam Đông yêu cầu của các câu hỏi này là hơi cao. Một số lượng lớn thí sinh làm bài tiếng Anh chỉ để tránh điểm liệt, không đăng ký thi vào khối D nên không có sự cố gắng. Cách dạy và học của học sinh và giáo viên chủ yếu học theo hướng thi trắc nghiệm nên làm cho kỹ năng giao tiếp nghe, nói, phản xạ ngôn ngữ dần mai một. Việc dạy học bộ môn tiếng Anh ở các trường chưa bám chuẩn đầu ra và đang dạy theo sách giáo khoa. Thế nên, động lực cải tiến phương pháp dạy học không cao do sự chưa tương thích giữa việc học và thi.

Cần có sự đổi mới

Năm 2022, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh ở Thừa Thiên Huế tiếp tục đứng vị trí thấp nhất về kết quả so với các môn khác là vấn đề đáng suy nghĩ. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất là thi cử mới giới hạn ở mức kiểm tra từ vựng, ngữ pháp và đọc hiểu nên chưa hấp dẫn người học.

Thực tế cho thấy, bộ môn tiếng Anh cho phép giáo viên được bồi dưỡng bằng kinh phí ngân sách và tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá, tuyển sinh phải phù hợp với cách dạy, cách học, sử dụng ma trận chung và định dạng các bài kiểm tra đánh giá; kết hợp hài hòa giữa trắc nghiệm và tự luận. Dạy học hướng vào năng lực, kỹ năng hơn là kiến thức. Tổ chức tăng tiết đối với môn ngoại ngữ và tiếng Anh cũng như tăng cường công tác kiểm tra dự giờ để có định hướng phù hợp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với đặc thù và cách học ngoại ngữ hiện tại, tập trung việc đầu tư cơ sở về một đầu mối để tránh chồng chéo.

Tất yếu của vấn đề dạy và học môn ngoại ngữ trong tình hình hiện nay là đừng để việc đầu tư tràn lan, đánh đồng sẽ dẫn đến việc dạy và học ngoại ngữ không được cải thiện. Các trường nên đầu tư đúng đắn vào cơ sở vật chất tối thiểu để có một môi trường tiếng Anh tốt, chăm lo việc bồi dưỡng giáo viên để có một đội ngũ giáo viên giỏi và lựa chọn hoặc biên soạn được một bộ sách giáo khoa phù hợp. Điều đó sẽ phần nào giải quyết được những khó khăn hiện nay của học sinh vùng dân tộc ít người và cả vùng nông thôn đang gặp khó khăn nữa.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

TIN MỚI

Return to top